Sự thật về loài thỏ kỳ lạ có sừng như nai

Thỏ sừng nai, một loài động vật mang thân hình giống thỏ tai to Bắc Mỹ và có gạc của linh dương hoặc hươu, biểu tượng văn hóa của miền Tây nước Mỹ.

Hình ảnh của sinh vật này xuất hiện nhiều từ bưu thiếp đến ly rượu. Nhưng liệu sinh vật này có thật hay chỉ có trong thần thoại?

Mặc dù không có loài động vật lai tạp nào như vậy tồn tại, nhưng có một yếu tố sự thật trong truyền thuyết, theo Michael Branch, Giáo sư văn học và môi trường tại Đại học Nevada, Reno.


 Thỏ không mọc sừng một cách tự nhiên nhưng virus papilloma ở thỏ có thể gây ra điều này.

“Đó là một sinh vật thần thoại. Nhưng nó có mối quan hệ thực sự với thỏ có sừng trong tự nhiên bị nhiễm virus Papilloma. Thỏ không mọc sừng một cách tự nhiên. Nhưng virus papilloma ở thỏ có thể gây ra điều này. Đáng chú ý, Papilloma phổ biến ở nhiều loài và mỗi loại thường lây nhiễm cho các thành viên của một loài vật cụ thể, virus Papilloma ở người hay còn được gọi là HPV - GS Michael Branch cho biết.

Khi virus Papilloma ở thỏ lây nhiễm cho một cá thể, nó có thể dẫn đến sự phát triển của một khối u lành tính trên mặt hoặc đầu của chúng và đôi khi khối u có thể giống như gạc hoặc sừng. Khối u được tạo thành từ keratin - loại protein hình thành móng tay và tóc – đôi khi phát triển trên các bộ phận cơ thể khác nhưng nó phổ biến nhất là ở đầu. Các khối u có thể trở nên ác tính ở một số trường hợp.

Tuy nhiên, những khối u này không phải lúc nào cũng giống như gạc. Chúng thường có màu đen và mọc không đối xứng, cũng như không như gạc của loài thỏ sừng nai trong truyền thuyết. “Nói thật thì chúng trông khá kỳ cục. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, nó có thể trông khá khủng khiếp”, GS Branch phát biểu.

Vào năm 1933, một nhà virus học người Mỹ tên là Richard Shope đã phát hiện ra rằng virus Papilloma ở thỏ (tên khoa học sớm được đặt sau đó là Shope Papillomavirus) khiến những con thỏ bị nhiễm bệnh phát triển các đặc điểm giống như sừng, theo một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí PLOS One.

Cho đến thời điểm đó, hầu hết các nhà khoa học đều không tin rằng virus có thể gây ung thư, cho dù có một số bằng chứng cho thấy virus có thể gây ung thư ở chim. Nhưng thỏ mọc sừng đã chứng minh họ sai.

“Điều đó mở ra rất nhiều con đường nghiên cứu để xem xét những bệnh ung thư khác có thể do virus gây ra và cuối cùng là hướng tới việc phát triển một loại vắc-xin chống lại chúng. Cụ thể, nó cho phép các nhà nghiên cứu bắt đầu tạo ra vắc-xin HPV, có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung và một số bệnh ung thư khác.

Không phải tất cả những con thỏ bị nhiễm virus Papilloma đều mọc sừng, giống như không phải tất cả những người bị nhiễm HPV đều bị ung thư. Nhưng ở những con thỏ mọc sừng, bệnh thường gây tử vong. Những chiếc sừng có thể làm gián đoạn khả năng ăn của động vật và chúng có thể chết đói” - GS Branch nhấn mạnh.

Những con thỏ mọc sừng vì bệnh có thể đã truyền cảm hứng cho huyền thoại về loài thỏ sừng nai nhưng điều đó còn lâu mới có thể chắc chắn. Thỏ sừng nai có nguồn gốc từ hai anh em ở Douglas, Wyoming. Những cậu bé này đã tự mình phát minh ra hình tượng thỏ sừng nai.

“Ngay gần thời điểm hai cậu bé đang tạo ra trò đùa về một loài thỏ không có thật ở Wyoming thì Richard Shope đang ở Viện Rockefeller, dành cho Nghiên cứu Y khoa ở Princeton, New Jersey, nghiên cứu về thỏ có sừng trong phòng thí nghiệm của mình” – GS Michael Branch cho biết.

Cập nhật: 10/12/2021 Theo GD&TĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video