Tác dụng của cây xô thơm đối với sức khoẻ phụ nữ

Lợi ích của cây xô thơm

Không chỉ có hương vị đậm đà, cây xô thơm còn có giá trị dinh dưỡng phong phú và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Cây xô thơm là một loại thảo mộc được sử dụng chủ yếu trong ẩm thực. Loại cây này có nhiều công dụng đối với sức khoẻ như: chứa chất chống oxy hóa, có thể giúp tăng cường sức khỏe răng miệng và chức năng não,...

Cây xô thơm có tên khoa học là Salvia officinalis, thuộc họ bạc hà, cùng với các loại thảo mộc khác như lá oregano, hương thảo, húng quế và húng tây. Cây xô thơm là loại thảo dược đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước. Không chỉ có hương vị đậm đà, cây xô thơm còn có giá trị dinh dưỡng phong phú và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ.

Bạn có thể sử dụng cây xô thơm trong các món ăn như một loại gia vị dưới dạng tươi hoặc khô, hay ngâm lá xô thơm với nước để tạo thành loại trà thảo mộc có hương thơm nhẹ nhàng, có hương vị và không chứa caffeine tự nhiên.

1. Giá trị dinh dưỡng của cây xô thơm

Theo Webmd, một thìa cà phê (0,7 gam) cây xô thơm xay chứa:

  • Lượng calo: 2
  • Chất đạm: 0,1 gam
  • Chất béo: 0,1 gam
  • Carbohydrate: 0,4 gam
  • Chất xơ: 0,3 gam
  • Đường: 0 gram
  • Vitamin K: 10% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI)
  • Sắt: 1,1% RDI
  • Vitamin B6: 1,1% RDI
  • Canxi: 1% RDI
  • Mangan: 1% RDI

Cây xô thơm cũng chứa một lượng nhỏ magie, kẽm, đồng và vitamin A, C và E.

Loại gia vị thơm này chứa axit caffeic, axit chlorogen, axit rosmarinic, axit ellagic và rutin - tất cả đều đóng vai trò mang lại tác dụng có lợi cho sức khỏe.

Vì được tiêu thụ với số lượng rất nhỏ nên cây xô thơm chỉ cung cấp một lượng rất nhỏ carbs, calo, protein và chất xơ.


Cây xô thơm có giá trị dinh dưỡng phong phú. (Ảnh: ST).

2. Tác dụng của cây xô thơm đối với sức khoẻ

Nhờ có giá trị dinh dưỡng phong phú, cây xô thơm mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ:

Chống oxy hoá

Chất chống oxy hóa giúp chống lại các phân tử gốc tự do trong môi trường có thể làm hư hại tế bào của chúng ta, dẫn đến ung thư và một số bệnh mãn tính khác.

Mà trong cây xô thơm chứa hơn 160 polyphenol riêng biệt, đây là những hợp chất hóa học có nguồn gốc từ thực vật hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể.

Axit chlorogen, axit caffeic, axit rosmarinic, axit ellagic và rutin - tất cả đều có trong cây xô thơm. Những chất này đều có liên quan đến những lợi ích sức khỏe ấn tượng, chẳng hạn như giảm nguy cơ ung thư, cải thiện chức năng và trí nhớ của não.

Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy uống trà làm từ cây xô thơm vừa tăng cường khả năng chống oxy hóa vừa giảm cholesterol "xấu" và tăng mức cholesterol tốt.

Giảm triệu chứng mãn kinh

Cây xô thơm có đặc tính giống estrogen, cho phép nó liên kết với một số thụ thể trong não và làm giảm các triệu chứng mãn kinh, chẳng hạn như bốc hỏa và đổ mồ hôi quá nhiều.

Một nghiên cứu cho thấy số lượng cơn bốc hỏa mà những người dùng thực phẩm bổ sung xô thơm gặp phải giảm đáng kể trong khoảng thời gian 8 tuần.


Cây xô thơm có đặc tính giống estrogen nên có thể giúp giảm các triệu chứng mãn kinh. (Ảnh: ST).

Tốt cho sức khoẻ răng miệng

Tác dụng nổi bật tiếp theo của cây xô thơm đối với sức khoẻ là kháng khuẩn, có thể vô hiệu hóa vi khuẩn thúc đẩy mảng bám răng. Một nghiên cứu sử dụng nước súc miệng làm từ cây xô thơm cho thấy nó đã tiêu diệt thành công vi khuẩn Streptococcus mutans gây sâu răng.

Trong một nghiên cứu khác, một loại tinh dầu làm từ cây xô thơm đã tiêu diệt nấm Candida albicans và ngăn chặn sự lây lan của nấm.

Cây xô thơm cũng thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về miệng như vết loét lạnh, nhưng cần thêm dữ liệu để chứng minh chắc chắn rằng nó có tác dụng ở người.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Lá xô thơm được sử dụng như một phương thuốc chống lại bệnh tiểu đường. Nghiên cứu trên người và động vật chỉ ra rằng loại thảo dược này có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

Điều đáng chú ý nhất là theo nghiên cứu ở người, chiết xuất lá xô thơm đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin với tác dụng tương tự như rosiglitazone, một loại thuốc chống tiểu đường khác.

Tuy nhiên, lá xô thơm vẫn chỉ là một bài thuốc y học cổ truyền chứ chưa đủ bằng chứng để kết luận đây là phương thuốc trị bệnh tiểu đường.


Chiết xuất lá xô thơm có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin. (Ảnh: ST)

Tốt cho trí nhớ và não bộ

Cây xô thơm chứa nhiều hợp chất hoạt động như chất chống oxy hóa, đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ hệ thống phòng thủ của não.

Hơn nữa, cây xô thơm cũng có vẻ ngăn chặn sự phân hủy của chất truyền tin hóa học acetylcholine (ACH), chất có vai trò trong trí nhớ. ACH là chất dường như có thể giúp giảm bệnh Alzheimer.

Chống tiêu chảy

Cây xô thơm tươi là một phương pháp chữa tiêu chảy truyền thống. Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cho thấy loại thảo dược này chứa các hợp chất có thể làm giảm tiêu chảy bằng cách thư giãn đường ruột của bạn.

Tốt cho xương

Vitamin K trong cây xô thơm đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương. Sự thiếu hụt vitamin này có liên quan đến tình trạng loãng xương và gãy xương. Do vậy, kết hợp bổ sung cây xô thơm với các thực phẩm giàu vitamin K khác sẽ ngăn ngừa được tình trạng loãng xương hoặc gãy xương.


Trong cây xô thơm có chứa vitamin K giúp ngăn ngừa loãng xương. (Ảnh: ST).

Tốt cho tim mạch

Theo một số nghiên cứu, cây xô thơm, đặc biệt là xô thơm đỏ có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu, và tăng cường lưu lượng máu ở mạch vành, nhờ đó làm giảm nguy cơ đau tim và cải thiện các triệu chứng đột quỵ, đau tức ngực.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho biết các loại thảo mộc như lá cây xô thơm sẽ giúp giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính trong huyết tương - nguyên nhân dẫn đến rối loạn chuyển hóa và mắc bệnh tim mạch. Chiết xuất thu được từ lá cây xô thơm còn được chứng minh cải thiện hoạt động chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi xơ vữa động mạch và viêm nhiễm.

3. Tác dụng phụ của cây xô thơm

Cây xô thơm dường như không có bất kỳ tác dụng phụ nào khi tiêu thụ trong điều kiện bình thường. Nhưng vẫn có một số điều cần lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này:

  • Một số người lo ngại về thujone, một hợp chất được tìm thấy trong cây xô thơm thông thường. Nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này có thể gây độc cho não nhưng không có bằng chứng xác đáng nào cho thấy thujone gây độc cho con người. Hơn nữa, gần như không thể tiêu thụ lượng thujone độc hại qua thực phẩm.

Tuy nhiên, uống quá nhiều trà xô thơm hoặc uống tinh dầu xô thơm có thể gây độc hại. Để đảm bảo an toàn, hãy hạn chế tiêu thụ trà xô thơm ở mức 3–6 cốc mỗi ngày. Đặc biệt, không được uống tinh dầu xô thơm cũng như bất kỳ loại tinh dầu nào vì sẽ gây độc cho cơ thể. Tinh dầu chỉ sử dụng theo dạng khuếch tán hoặc pha loãng với dầu nền để bôi lên da.

  • Lá xô thơm nên được sử dụng thận trọng với các thuốc gây an thần do tăng tác dụng an thần. Cây xô thơm cũng không nên sử dụng với thuốc tiểu đường vì có thể khiến lượng đường trong máu giảm nghiêm trọng, dẫn đến hạ đường huyết.
  • Cây xô thơm cũng nên được sử dụng thận trọng ở những người bị suy giảm chức năng thận.
  • Chưa có nghiên cứu đầy đủ nào được thực hiện xem xét tính an toàn và hiệu quả của lá xô thơm ở phụ nữ mang thai. Người ta cũng không biết liệu lá xô thơm có ảnh hưởng đến sữa mẹ hay không. Do đó, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên thận trọng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng loại thảo dược này.

4. Cách bổ sung cây xô thơm vào chế độ ăn

Cây xô thơm có nhiều dạng và có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một vài gợi ý bạn có thể tham khảo:

  • Bạn có thể sử dụng trong các món ăn như một loại gia vị. Tuy nhiên, lá xô thơm tươi có hương vị thơm nồng, do đó bạn chỉ nên sử dụng với hàm lượng ít. Chẳng hạn, bạn có thể rắc như một món trang trí trên súp, xắt nhỏ cho vào nước xốt hoặc cho thêm vào món trứng tráng.
  • Uống như một loại trà. Trà xô thơm nhẹ nhàng, có hương vị và không chứa caffeine tự nhiên. Để pha trà xô thơm, chỉ cần đổ một cốc nước sôi lên một thìa lá xô thơm và ngâm cho đến khi đạt được nồng độ mong muốn. Sau đó lọc lấy nước để uống.

Để gia tăng hương vị, bạn cũng có thể cho thêm một chút đường và nước cốt chanh, nhưng uống trà nguyên chất sẽ tốt hơn cho sức khoẻ.

5. Liều lượng sử dụng cây xô thơm

Liều khuyến cáo của cây xô thơm bổ sung thường dao động từ 280 mg đến 1.500 mg qua đường uống mỗi ngày trong tối đa 12 tuần. Nếu bạn sử dụng viên nang hoặc chiết xuất cây xô thơm, bạn không nên tiêu thụ nhiều hơn liều khuyến cáo trên nhãn sản phẩm. Như đã đề cập ở trên, bạn không nên tiêu thụ quá 3-6 cốc trà xô thơm mỗi ngày.

Cập nhật: 07/05/2024 PNVN/ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video