Tại sao bạn không nên ăn sữa chua tách béo, ít béo?

Nhiều người chuộng sữa chua ít béo hoặc tách béo với ý nghĩ rằng, chúng không gây tăng cân và tốt cho sức khỏe hơn các loại sữa chua nguyên kem thông thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây hoàn toàn là quan điểm sai lầm.

Lí do vì, các sản phẩm sữa chua tách béo hoặc ít béo thường chứa nhiều đường hơn mức cần thiết.

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến nghị, mọi người nên ăn tổng cộng khoảng 50g đường/ngày. Các hướng dẫn dinh dưỡng mới nhất cũng nêu rõ, người trưởng thành không nên thu nhận hơn 10% lượng calo hấp thu hàng ngày từ các loại đường.


Các loại sữa chua nguyên kem có xu hướng chứa ít đường hơn.

Tuy nhiên, một sản phẩm sữa chua ít béo có thể chứa tới 30g đường, tức là tương đương 60% giới hạn cho phép hàng ngày của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Lí do các sản phẩm sữa chua ít béo thường có nhiều đường đến như vậy rất đơn giản: Chúng không có nhiều chất béo. Vì vậy, các hãng sản xuất phải cho thêm các loại đường (dù chúng được nhắc đến trong danh sách thành phần là đường mía, sirô bắp hay fructose) để khiến sữa chua có vị ngon hơn.

Các loại sữa chua nguyên kem có xu hướng chứa ít đường hơn, vì chúng đã có hương vị tuyệt vời như ý. Rốt cuộc, sữa có vị ngọt tự nhiên, nên bạn không cần phải cho thêm đường vào nó. Ngay cả nếu bạn quyết định cho thêm một chút mật ong vào sữa chua, bạn cũng gia tăng lượng chất tạo ngọt ít hơn nhiều so với lượng đường cho thêm vào, được phát hiện ở phần lớn các sản phẩm sữa chua ít béo.

Một điều các chuyên gia lưu ý nữa là, bạn không cần phải lo lắng chuyện chất béo trong sữa chua có hại cho bạn. Lí do vì, chất béo trong sữa chua không phải là loại chất béo chuyển hóa (trans fat), vốn có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường ở người.


Nếu bạn muốn ăn sữa chua ít béo, hãy kiểm tra nhãn mác để xem mình nạp bao nhiêu đường từ sản phẩm đó nhé.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu gần đây thậm chí chỉ ra rằng, cơn cuồng thực phẩm ít béo thực tế là sự lầm lẫn. Các nhà nghiên cứu phát hiện, các chế độ dinh dưỡng giàu chất béo, chứa hàm lượng carbohydrate thấp và protein cao có thể thực sự làm giảm nguy cơ bệnh tim và áp huyết.

Vì vậy, lần tới, nếu bạn muốn ăn sữa chua ít béo, hãy kiểm tra nhãn mác để xem mình có thể nạp thêm bao nhiêu đường từ sản phẩm đó.

Sữa chua hay da-ua (từ tiếng Pháp yaourt) là sản phẩm bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên men của sữa. Mọi loại sữa có thể dùng để làm sữa chua, nhưng trong cách chế tạo hiện đại, sữa bò được dùng nhiều nhất. Sữa chua đặc và yaourt là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur ở nhiệt độ 80-90°C.

Sữa lên men thành sữa chua do vi khuẩn lactic và hiên tượng này gọi là lên men lactic. Sữa chua có vị sánh, sệt do vi khuẩn lactic đã biến dịch trong sữa thành dịch chứa nhiều axit lactic:

Đường lactose + (xt)vi khuẩn lactic --> axit lactic + năng lượng (ít)

Từ đó, độ pH trong sữa giảm thấp, gây kết tủa casein (một loại protein trong sữa) và làm cho sữa từ lỏng trở thành sệt.

Sữa chua chứa rất nhiều các khoáng chất như canxi, vitamin C, vitamin D, kẽm, axit lactic và probiotic. Từ lâu sữa chua được biết đến như một nguồn bổ sung canxi, kẽm và các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Cập nhật: 09/04/2019 Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video