Tại sao bệnh bạch hầu bùng phát ở Tây nguyên?

Bệnh bạch hầu là một trong những căn bệnh đã có mũi vắc xin tiêm phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng được áp dụng từ nhiều năm nay, vậy tại sao căn bệnh này lại đang lây lan ở các tỉnh Tây Nguyên?

Bạch hầu (diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu – tên khoa học là Corynebacterium diphtheria gây ra.

Vi khuẩn từ các mảng trắng có thể tiết ra nội độc tố, dễ gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu làm thay đổi giọng nói, sặc và khó nuốt khi ăn uống, lú lẫn; nặng thì hôn mê, sau đó tử vong. Một số trường hợp biến chứng viêm cơ tim hay viêm dây thần kinh ngoại biên. Ở những người không được tiêm phòng, hoặc không được điều trị kịp thời, 10% trường hợp người bệnh sẽ tử vong mặc dù đã dùng kháng sinh và sử dụng thuốc chống huyết thanh.


Ngành y tế tổ chức khám sàng lọc và điều trị dự phòng cho người dân làng Bông Hiot (xã Hải Yang, huyện Đắk Đoa) chiều 4/7. (Ảnh: báo Nhân dân).

Trong 2 đến 5 ngày sau khi phơi nhiễm, người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng. Ban đầu sẽ bị đau họng, ho và sốt kèm ớn lạnh. Các triệu chứng này tăng dần từ nhẹ đến nặng hơn. Chính vì triệu chứng khá phổ biến nên cha mẹ dễ nhầm tưởng trẻ chỉ đơn giản đang bị cảm lạnh, chứ không phải đang phơi nhiễm với vi khuẩn bạch hầu.

Khi bệnh trở nặng, bên trong cổ họng và amidan người bệnh xuất hiện các lớp màng dày màu trắng xám, mọc thành từng mảng lớn, khiến bệnh nhân bị tắc nghẽn đường hô hấp và ho khan.

Bạch hầu là bệnh nguy hiểm nhưng có thể đề phòng dễ dàng bằng cách tiêm chủng phòng bệnh. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hiện nay, vắc xin phòng bạch hầu có hiệu lực trên 70-80% nhưng với điều kiện, người dân phải tiêm đủ liều. Trẻ em trong độ tuổi nào có chỉ định vắc xin đó phù hợp; như trẻ em dưới 1 tuổi có thể tiêm vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1 có chứa thành phần bạch hầu; trẻ em dưới 4 tuổi, có thể tiêm DPT; trẻ em 7 tuổi, có thể tiêm Td theo chỉ định của cơ quan y tế. Bạch hầu là một trong những căn bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia được thực hiện từ nhiều năm nay. Vậy tại sao các tỉnh Tây Nguyên này lại đang bùng phát bệnh bạch hầu?


Lập chốt phòng chống dịch bạch hầu ở Bu N'doh, xã Đắk Wer. (Ảnh: báo Tiền Phong).

Bộ Y tế lý giải nguyên nhân bệnh bạch hầu bùng phát là do khu vực này có tỉ lệ tiêm chủng thấp, trung bình chỉ đạt 48-52%, trong khi có xã vùng sâu vùng xa đạt dưới 10%, các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vắc-xin phòng bệnh bạch hầu. Đây cũng được gọi là vùng dịch tễ miễn dịch cộng đồng thấp, do vậy ngay cả người đã được tiêm đầy đủ rồi vẫn có khả năng nhiễm bệnh. Với những khu vực miễn dịch cộng đồng thấp các gia đình cần tiêm bổ sung nhắc lại mũi bạch hầu vì thông thường khi trẻ 4, 5 tuổi thì kháng thể bạch hầu cũng giảm đi nhiều.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh bạch hầu, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đang có dịch chẩn đoán sớm, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất số biến chứng nặng và tử vong; điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần và có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu; hướng dẫn người dân trong ổ dịch thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • 1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), đầy đủ, đúng lịch.
  • 2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • 3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  • 4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
  • 5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Các thể bệnh bạch hầu và biến chứng

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?

Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh bạch hầu

Cập nhật: 08/07/2020 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video