Tại sao bom tạo ra âm thanh huýt sáo khi chúng rơi?

Tại sao bom tạo ra âm thanh huýt sáo khi chúng rơi?

Theo Science ABC, Gravity's Rainbow - Cuốn tiểu thuyết tuyệt vời trong Thế chiến II của Thomas Pynchon - bắt đầu với một trong những câu thoại đáng nhớ nhất trong văn học. Một tiếng thét vang lên trên bầu trời. Nó đã xảy ra trước đây, nhưng không có gì để so sánh với bây giờ. Quá muộn rồi.


Người Đức đã thiết kế những quả bom phát ra âm thanh như tiếng huýt sáo khi nó rơi xuống.

Âm thanh được mô tả là tiếng "huýt sáo" được tạo ra bởi một tên lửa V-2 khi nó rơi trên bầu trời trong nhiệm vụ hủy diệt. Phim và chương trình truyền khi nói về các cuộc chiến của thế kỷ 20 thường bao gồm một âm thanh huýt sáo như vậy khi diễn  tả một quả bom đang rơi. Đối với những ai không quen thuộc với công nghệ quân sự, thì tiếng còi huýt sáo này có thể nghe khá lạ thường, họ có thể nghĩ rằng tại chiến trường việc đưa ra âm thanh có tính chất cảnh báo như vậy cho kẻ thù là không khôn ngoan. Trước hết, tiếng huýt sáo đó có thực sự tồn tại không, và nếu có thì điều gì đã gây ra nó?

Âm thanh của bom rơi

Khi bạn đang xem một màn tái hiện của Hollywood về một trận chiến nổi tiếng trong Thế chiến 2, tiếng rít của những quả bom rơi chắc chắn sẽ giúp tạo ra căng thẳng, nhưng có một sự thật đằng sau âm thanh đáng sợ này. Trong Thế chiến II, người Đức đã thiết kế những quả bom phát ra âm thanh như tiếng huýt sáo khi nó rơi xuống. Thông thường, một vật kim loại có các cạnh sắc nhọn, như một quả bom sẽ tạo ra một tiếng ồn nhỏ khi rơi trong không khí, trừ khi nó vượt quá rào cản âm thanh (343 mét mỗi giây) thì nó sẽ tạo ra tiếng nổ.

Tuy nhiên, bằng cách thiết kế những quả bom có phần đính kèm giống như tiếng còi, người Đức đã sử dụng chiến tranh tâm lý nhiều như chiến tranh vật lý. Tiếng huýt sáo liên quan đến cái chết từ trên cao, và vì các cuộc tấn công ném bom ở London và các thành phố khác ở châu Âu thường được thực hiện vào giữa đêm, tiếng huýt sáo đó trở thành một âm thanh gây ác mộng và lo lắng. Những người sống sót sau vụ đánh bom ở London vẫn còn nhớ những tiếng huýt sáo ám ảnh về cái chết từ nơi trú ẩn dưới lòng đất của họ.


Nhiều người cho rằng, tiếng huýt sáo là nhằm cảnh báo dân thường về mối nguy hiểm sắp tới.

Một số nhà sử học và binh sĩ cho rằng tiếng huýt sáo là nhằm cảnh báo dân thường về mối nguy hiểm sắp tới, vì vậy họ có thể có thời gian để che đậy hoặc chạy trốn, nhưng lý thuyết đó sụp đổ khi bạn nhìn vào khía cạnh vật lý của những âm thanh như vậy. Gần như không thể biết được quả bom phát ra từ hướng nào bởi tiếng huýt sáo, vì vậy nó có thể hướng thẳng về phía bạn, hoặc có thể hạ cánh cách đó 120 thước. Hơn nữa, thời gian bay của những quả bom đó sẽ tương đối ngắn, vì vậy ngay cả khi bạn nghe thấy tiếng huýt sáo của một quả bom rơi, bạn sẽ có rất ít thời gian để phản ứng hoặc chạy trốn ngay lập tức.

Ngoài ra còn có một loại máy bay chiến đấu đặc biệt của Đức, được gọi là Stuka, được thiết kế để tạo ra tiếng huýt sáo mỗi khi nó lao vào. Điều này có tác dụng tương tự như những quả bom rơi (máy bay có thể phát ra âm thanh này ngay trước khi bom rơi, vì thế rất phó phân biệt).

Vấn đề vật lý của tiếng huýt sáo

Đối với những người chú ý đến các chi tiết nhỏ, việc mô tả bom rơi trong phim Hollywood thường không chính xác. Khi quả bom được thả xuống và tiếng huýt sáo bắt đầu, phi công sẽ nghe thấy âm vực bắt đầu khá cao và sau đó giảm dần khi anh ta rời khỏi nguồn gây ra tiếng ồn; đây là hiệu ứng âm thanh cổ điển (nghe như tiếng "Wheeeeeeezzzzz—–Boom!") và bạn có thể đã nghe trong phim hoặc phim hoạt hình.

Việc phi công nghe rõ tiếng bom là hiệu ứng kinh điển trên các bộ phim. Thực tế thì hoàn toàn ngược lại, khi quả bom huýt sáo nhanh chóng tiếp cận mặt đất, nhờ Hiệu ứng Doppler, âm thanh huýt sáo sẽ tăng lên, giống như tiếng còi báo động của cảnh sát tăng lên khi nó đến gần bạn. Nói cách khác, tiếng còi sẽ đạt đến mức cao nhất ngay trước khi tác động lên mặt đất, nhưng đó hiếm khi là hiệu ứng âm thanh được thêm vào các cảnh chiến đấu!

Cập nhật: 08/05/2019 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video