Tại sao dấu vân tay của con người lại khác nhau?

Lý do dấu vân tay con người lại khác nhau

118 năm trước, anh em Alfred và Albert bị kết án tử hình vì tội trộm cắp. Nguyên nhân của vụ việc là do hai người đã sát hại một cặp vợ chồng trong một cửa hàng ở ngoại ô London. Hiện trường vụ án chỉ để lại dấu vân tay của hai người. Các điều tra viên đã kết án dựa trên manh mối về những dấu vân tay này.

Kết án dựa theo dấu vân tay là một điều hết sức bình thường ở thời điểm hiện tại, nhưng nó đã gây chấn động vào thời điểm đó, bởi vì đây là vụ án giết người đầu tiên được xét xử bằng chứng cứ dấu vân tay. Người tiên phong trong việc sử dụng dấu vân tay làm bằng chứng là chuyên gia về dấu vân tay Galton, người đã dành hàng chục năm để thu thập các mẫu dấu vân tay khác nhau và tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về chúng.


Dấu vân tay của mọi người là khác nhau

Galton đã phân loại dấu vân tay, nghiên cứu cấu trúc đặc trưng của dấu vân tay và cuối cùng xác nhận rằng dấu vân tay là bằng chứng đáng tin cậy để xác minh danh tính, có thể được để xác định danh tính của tội phạm.

Bây giờ chúng ta đều biết rằng dấu vân tay của mọi người là khác nhau, và dấu vân tay thậm chí còn độc đáo hơn cả DNA. Ví dụ, các cặp song sinh cùng trứng sẽ có DNA giống nhau, ngoại hình và chiều cao tương đối giống nhau, nhưng dấu vân tay của họ lại hoàn toàn khác nhau.

Dấu vân tay được tạo thành từ các phần nhô ra giống như đường vân được gọi là đường vân ma sát, và ở giữa dấu vân tay là các lỗ chân lông dày đặc kết nối với các tuyến mồ hôi dưới da. Nếu so sánh thì có thể nói rằng mồ hôi tương đương với mực, và dấu vân tay tương đương với con dấu, đó là lý do tại sao mọi người có thể để lại dấu vân tay trên đồ vật.


Trên thế giới không có người có dấu vân tay giống nhau.

Chúng ta có thể xác định danh tính của một người bằng cách quan sát số lượng đường vân tay, cách sắp xếp hình dạng và kích thước. Trên thế giới không có hai bông tuyết giống hệt nhau và cũng không có người có dấu vân tay giống nhau. Các nhà khoa học từng tính toán rằng xác suất xuất hiện hai người có cùng dấu vân tay là khoảng 1 trên 64,5 tỷ.

Mọi người đều có dấu vân tay độc đáo của riêng mình, nhưng hầu hết các sinh vật sống trên hành tinh của chúng ta lại không có dấu vân tay. Ví dụ, không có dấu vân tay rõ ràng trên miếng đệm ngón chân của chó và mèo. Nhưng một vài loài động vật có vú khác lại có dấu vân tay, bao gồm các loài linh trưởng, họ hàng gần nhất của chúng ta.

Một số nhà khoa học cho rằng, dấu vân tay đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với xúc giác của con người, nó không những có thể làm cho xúc giác nhạy cảm hơn mà còn tăng ma sát giữa ngón tay và đồ vật, nâng cao khả năng cầm nắm của con người.

Điều này cũng đúng với các loài động vật khác, chẳng hạn như những loài gặm nhấm leo cây, thông thường chúng cũng có những đường vân nổi bật trên miếng đệm ngón chân và loài gặm nhấm đào hang cũng có những đường vân như vậy trên miếng đệm ngón chân.


Ở loài gặm nhấm leo cây, chúng cũng có những đường vân nổi bật trên miếng đệm ngón chân.

Thông thường, khi bào thai con người phát triển đến 150 ngày, nó đã phát triển dấu vân tay và dấu vân tay của bào thai này sẽ không thay đổi.

Đáng tiếc là cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên lý hình thành của dấu vân tay, do đó họ chỉ có thể phân tích cơ chế hình thành của dấu vân tay thông qua suy đoán.

Trước hết, sự hình thành của dấu vân tay là ngẫu nhiên. Màu mắt và màu tóc là do bản thân gene quy định sẵn, nhưng dấu vân tay không có đặc điểm này, không ai có thể đoán được dấu vân tay của một đứa trẻ trước khi được sinh ra là hình cánh cung, hình tròn hay hình xoắn ốc. Do đó, việc hình thành nên dấu vân tay là kết quả của nhiều yếu tố tình cờ như gene và yếu tố môi trường.


Việc hình thành nên dấu vân tay là kết quả của nhiều yếu tố.

Ngoài ra, các bệnh di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến dấu vân tay, ví dụ như người bị mất đoạn nhiễm sắc thể số 5 sẽ bị thiểu năng trí tuệ trầm trọng, đầu nhỏ hơn nhiều so với người bình thường, tai dày và mập, đồng thời vân tay của họ cũng có nhiều vết giống mụn nhọt hơn bình thường.

Yếu tố môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến đường vân tay, ví dụ như trong thời kỳ còn là bào thai, nếu bị suy dinh dưỡng hoặc nhiễm một số loại virus thì đường vân tay của thai nhi có thể xuất hiện nhiều hình xô.

Trên thực tế, từ vài thế kỷ trước, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu sử dụng "công nghệ nhận dạng" dấu vân tay, mặc dù công nghệ lúc đó không phức tạp như bây giờ nhưng tần suất sử dụng khá cao.


Nhận dạng dấu vân tay vẫn là phương pháp nhận dạng chính xác nhất.

Người Babylon cổ đại thường dùng dấu vân tay trên bảng đất sét để ghi lại các giao dịch kinh doanh, các nước Á Đông cũng nhấn dấu vân tay trên giấy với mực để điểm chỉ nhằm xác định danh tính của họ, những người mù chữ ở Ấn Độ cổ đại cũng có thể sử dụng dấu vân tay thay cho chữ ký.

Các nhà khoa học hiện tại đã phát triển nhiều công nghệ sinh trắc học, ngoài dấu vân tay, chúng còn bao gồm các đặc điểm nha khoa, quét mống mắt và nhận dạng DNA, những phương pháp này có thể xác định danh tính của một người. Tuy nhiên nhận dạng dấu vân tay vẫn là phương pháp nhận dạng chính xác nhất và được sử dụng phổ biến nhất.

Ngày nay, bất cứ ai đến Hoa Kỳ đều phải để lại dấu vân tay của mình tại cửa khẩu nhập cảnh và chỉ mất vài giây để có thể để lại thông tin nhận dạng.

Hệ thống thu thập và nhận dạng dấu vân tay ở Hoa Kỳ là một trong những hệ thống tân tiến nhất hiện tại, chỉ trong vòng nửa giờ, hệ thống này có thể tìm thấy bất kỳ bản ghi dấu vân tay nào và thông tin liên quan đến người sở hữu dấu vân tay đó trong cơ sở dữ liệu dấu vân tay của gần 50 triệu người.

Cập nhật: 25/02/2023 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video