Tại sao ếch độc lại tiết ra đường và mật ở ngoài da?

Qua phân tích da ếch độc Mantella ở Madagascar, lần đầu tiên nhà nghiên cứu Valerie Clark ở Ireland đã phát hiện ra, da ếch độc chứa lớp đường và axit mật ở bề ngoài.

>>> Phát hiện loài ếch nhỏ bằng nửa chiếc kẹo

Theo Clark, ếch độc tiết ra mật và đường có thể là cách để thu hút các con kiến tới làm mồi ăn cho ếch. Nó cũng có thể bảo vệ da khỏi nấm mốc ở môi trường ẩm ướt.


Đường, axit mật ở da ếch độc Mantella nằm trong hệ thống "kho vũ khí" của nó.

Không những thế, đường và mật còn có thể giúp ếch chữa lành vết thương, chống nhiễm khuẩn hoặc miễn dịch với các chất độc do kiến truyền qua.

Nhà sinh lý học Alan Hofmann, người đã nghiên cứu axit mật trong suốt 50 năm qua, cũng cho rằng, ếch độc tiết ra đường và axit mật có công dụng như một loại vũ khí trong cả “kho vũ khí” của nó. Axit mật rất cay và đắng sẽ giúp ếch thoát khỏi các loài động vật ăn thịt.

Nghiên cứu này đã được đăng trực tuyến trên Tạp chí the Journal of Natural Products.

Theo Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video