Tại sao hàn răng sâu không hề đau và đáng sợ như bạn nghĩ?

Chắc chắn, việc phải đi đến gặp nha sĩ để chữa trị răng sâu luôn là cực hình với nhiều người. Do sợ đau nên rất nhiều người thường Google để hỏi "hàn răng sâu có đau không?". Trên thực tế, nếu hiểu rõ toàn bộ quy trình trám, hàn răng thì bạn sẽ thấy nó không đáng sợ, thậm chí cũng chẳng đau đớn.

Mặc dù răng là bộ phận cứng nhất trên cơ thể, nhưng chúng vẫn bị xâm nhập và hư hại. Miệng của bạn chứa lượng vi khuẩn lên đến 100 tỷ con, nhưng chúng hầu hết đều không gây ảnh hưởng đến răng của bạn. Thậm chí, một vài loại còn giúp bảo vệ răng miệng rất hữu hiệu. Tuy nhiên, do một số loại vi khuẩn có khả năng kết hợp với đường tạo ra axit, mà chính những loại axit này sẽ phân hủy canxi, phốt pho, và nhiều loại khoáng chất khác để tạo ra men răng. "Men răng có thể tự sửa chữa bằng cách sử dụng các loại khoáng chất có trong nước bọt, hay florua trong kem đánh răng cùng một số nguồn khác", theo báo cáo từ Viện Nghiên cứu Răng miệng Mỹ. "Nhưng nếu quá trình sâu răng vẫn tiếp tục diễn ra, nhiều loại khoáng sẽ biến mất, men răng dần trở nên suy yếu và bị phá hủy, hình thành nên các lỗ răng sâu".


Cách duy nhất để sửa chữa những thiệt hại này chính là đi trám răng.

Cách duy nhất để sửa chữa những thiệt hại này chính là đi trám răng. Theo giải thích rất chi tiết trên trang chia sẻ kiến thức Bigthink, trám răng có nghĩa là sử dụng vật liệu nha khoa để hàn phần răng sâu, và tiêu diệt toàn bộ mầm mống gây sâu răng. Trám răng có thể sử dụng hỗn hợp trộn lẫn các kim loại (gọi là amalgam) như thủy ngân, bạc, thiếc và đồng đỏ hoặc một hỗn hợp composite được làm từ nhựa và thủy tinh. Mặc dù thủy ngân có thể gây lo ngại với nhiều người, nhưng thực chất nó không nguy hiểm. Bởi độc tính có trong thủy ngân trở thành trơ và không độc khi kết hợp cùng các khoáng chất khác. Cả hai hình thức trám răng này đều an toàn và có độ bền như nhau. Điểm khác biệt duy nhất là trám răng bằng amalgam sẽ rẻ hơn và yêu cầu phần răng cần loại bỏ phải lớn hơn hay nhiều hơn.

Dù bạn chọn lựa hình thức nào đi chăng nữa, quy trình trám răng đều như nhau. Để tiến hành, các bác sĩ sẽ đặt một cục bông lớn vào trong miệng gần chiếc răng sâu, vì họ cần một khoảng không đủ lớn để thực hiện công việc này. Đồng thời, nha sĩ sẽ gây tê cho toàn bộ khu vực xung quanh đó, bằng cách sử dụng 1 loại gel hay một mũi tiêm nhỏ cảm giác như "kiến cắn". Nha sĩ cũng có thể cho bạn dùng 1 liều lượng nhỏ nitơ oxit (khí tê), nếu bạn sợ tiêm. Và dù sử dụng cách nào, bạn cũng phải chờ một vài phút (chính xác là 5 phút) nhằm giảm bớt căng thẳng trước khi tiến hành điều trị.

Phần tiếp theo khiến bạn sợ hãi nhất chính là khi nha sĩ dùng một mũi khoan nhỏ để loại bỏ toàn bộ phần răng sâu bị hỏng.

Chính quy trình trên đã giái thích lí do vì sao các nha sĩ phải gây tê toàn bộ khu vực răng sâu. Bởi lỗ răng sâu thường phát triển gần các dây thần kinh nằm trong nướu răng. Những dây thần kinh này lại vô cùng nhạy cảm, hơn nữa các mũi khoan nha khoa thường có tốc độ tay khoan vào khoảng 8.000 đến 250.000 vòng trên phút (RPM) – nhanh gấp 100 lần các mũi khoan thông thường. Ngoài ra, tùy thuộc vào số lượng phần răng bị hỏng cùng kích cỡ của từng chiếc răng, sẽ có thể mất từ vài giây cho đến vài phút để làm sạch toàn bộ phần răng sâu. Âm thanh của mũi khoan sẽ khiến tai của bạn rung lên, nhưng thực tế nó không hề đau đớn như bạn nghĩ.


Hàm của bạn sẽ bị đau sau khi phải giữ mở liên tục trong vòng 20 phút, và đây là nỗi đau duy nhất mà bạn sẽ cảm thấy.

Sau khi loại bỏ hoàn toàn phần răng bị sâu, các nha sĩ bắt đầu đổ một lớp keo vào khu vực cần hàn răng. Công việc này được thực hiện hai lần, sau khi phủ lớp keo lần thứ nhất chờ cho chúng khô, và tiếp tục bôi lần thứ hai để chắc chắn keo đã bao phủ toàn bộ bên trong chiếc răng sâu. Tiếp theo, các nha sĩ bắt đầu tiến hành hàn răng. Bước này sẽ làm đi làm lại nhiều lần và mất ít nhất từ một đến hai phút để răng được hàn kín tất cả. Khi công việc hoàn thành, nha sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ mỏng để bắt các vật liệu còn thừa vào bên trong hốc răng, nhằm tránh cho răng bị nứt hay tạo ra bọt khí giúp các vi khuẩn có hại lây nhiễm, phá hủy răng.

Sau đó, các nha sĩ sử dụng một đèn trám răng (curing light) để làm cứng khu vực răng vừa hàn, thời gian kéo dài khoảng 30 giây hoặc hơn một chút. Sau khi phần trám răng đã cứng lại, các nha sĩ sẽ làm mềm các cạnh nhám bằng một công cụ đánh bóng, công việc này có thể mất một hoặc hai phút tùy thuộc vào kích thước của chiếc răng. Cuối cùng, nha sĩ sẽ để bạn cắn thử nhằm kiểm tra phần trám răng đã chắc chắn hay có gây khó chịu gì cho bạn hay không. Việc này cũng chỉ mất vài giây, trừ phi phải điều chỉnh một chút thì có thể mất thêm một vài phút.

Hàm của bạn sẽ bị đau sau khi phải giữ mở liên tục trong vòng 20 phút, và đây là nỗi đau duy nhất mà bạn sẽ cảm thấy. Thực tế, hàn răng là cách xử lý tốt nhất đối với răng sâu. Sâu răng, dù sao vẫn dễ điều trị, ít bị xâm lấn, không quá tốn kém, và đau đớn như một số trường hợp nghiêm trọng khác như tủy bị tổn thương chẳng hạn. Chắc chắn không một ai muốn như vậy. Chính vì thế, nếu không muốn đi tới nha sĩ để trị những cái răng sâu "đáng ghét", hãy chăm sóc răng miệng của bạn thật kỹ. Và trong trường hợp phải hàn răng, hãy yên tâm nó không hề đau như bạn nghĩ đâu nhé.

Cập nhật: 29/08/2016 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video