Tại sao máy bay dân dụng gặp sự cố hành khách lại không nhảy dù để thoát nạn?

Trước khi thiết kế máy bay chở khách, người ta không tính đến việc trang bị dù cho hành khách, thậm chí cả phi hành đoàn cũng không có dù.

Đã có nhiều vụ tai nạn máy bay dân dụng xảy ra trong suốt lịch sử, nó đã ảnh hưởng đến trái tim của hàng trăm triệu người. Theo đó cũng có nhiều người không khỏi thắc mắc tại sao những chiếc máy bay chở khách này đã không trang bị dù cho hành khách và phi hành đoàn? Khi máy bay chở khách gặp sự cố, mọi người có thể tự cứu mình bằng cách nhảy dù, nhảy dù khó đến vậy sao?


Theo tưởng tượng của nhiều du khách, dù có thể là cách thoát hiểm nhanh nhất trong các tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, theo các tổ chức quốc tế về an toàn hàng không, dù được coi là một thiết bị thoát hiểm không phù hợp trên các chuyến bay dân dụng

Trên thực tế, nhảy dù là một kỹ thuật rất phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều so với những gì mọi người tưởng tượng.

Độ cao hành trình của máy bay chở khách nằm trong khoảng từ 8.000m đến 10.000m, ở độ cao này, nếu hành khách chưa có kinh nghiệm, không mặc quần áo nhảy dù chuyên dụng, không có trang bị thiết bị dưỡng khí để nhảy dù thì việc nhảy dù ra khỏi máy bay khi gặp sự cố sẽ có cơ hội sống sót gần như bằng không.

Độ cao thích hợp nhất để nhảy dù là từ 80 mét đến 3.000 mét, độ cao mở dù an toàn tối thiểu là khoảng 500 mét, hành khách không có kinh nghiệm nhảy dù sẽ không có cách nào ước lượng được độ cao nên việc nhảy dù thoát hiểm là điều không thể.


Đầu tiên, không thể nhảy dù từ khoang chở khách do máy bay dân dụng thường hoạt động ở độ cao 10 km (máy bay đạt độ cao này hoặc hơn sau khi cất cánh và duy trì trong cả hành trình), vận tốc trung bình 910 km/h. Nếu thực hiện một cú nhảy, cơ thể sẽ vỡ tung hoặc dính chặt vào vỏ máy bay.

Trong trận động đất ở Vấn Xuyên , Trung Quốc vào năm 2008, 15 lính dù Trung Quốc đã quyết định nhảy dù ở độ cao khoảng 5.000m và điều này đã tạo nên kỳ tích nhảy dù của lính dù tại quốc gia này.

Sự thành công của nhảy dù độ cao lớn được quyết định bởi nhiều yếu tố, người bình thường không được đào tạo chuyên nghiệp không thể hoàn thành việc nhảy dù độ cao lớn. Ở độ cao gần 10.000m, không khí loãng, hàm lượng oxy cực thấp, nhiệt độ có nơi xuống tới khoảng âm 42 độ C. Cái lạnh và thiếu oxy trong môi trường này có thể khiến con người hạ thân nhiệt và chết ngạt ngay lập tức.


Bắt đầu từ độ cao khoảng 4,5 km, hành khách đã cần được cung cấp oxy vì khi mở dù, máy bay sẽ không được điều áp, cơ thể người sẽ bị áp lực lớn. Còn nếu dưới độ cao kể trên, máy bay nếu gặp sự cố sẽ tiếp đất với tốc độ rất nhanh.

Trước khi nhảy dù, phi hành đoàn phải tìm điểm hạ cánh thích hợp thông qua các khoảng trống trong mây dày đặc, sau đó lần lượt đi đến cửa sập và nhảy dù một cách dứt khoát, đồng thời mở dù ở độ cao phù hợp bằng cách giữ khoảng cách và thời gian với những người nhảy dù ở phía trước. Những hoạt động này đòi hỏi nhiều năm tích lũy kinh nghiệm nhảy dù.

Nếu khoảng cách giữa người nhảy dù phía trước với người nhảy dù phía sau quá nhỏ và thời gian quá ngắn thì cả hai có thể sẽ bị vướng vào dây dù của nhau và cùng gặp nạn. Nếu mở dù quá sớm thì người nhảy dù rất có thể bị mất nhiệt độ và chết ngạt. Nếu mở dù quá muộn, cơ thể người nhẩy dù có thể sẽ bị rơi tự do và đập thẳng xuống đất.

Trong khi nhảy dù, người nhảy dù cũng cần phải phán đoán hướng gió, vận hành hướng rơi và tốc độ của dù để hạ xuống, nếu không rất dễ rơi trực tiếp vào cây cối, trên biển, đường giao thông, đường dây điện cao thế và những nguy hiểm khác.


Kể cả trong trường hợp có thể nhảy từ độ cao như vậy hoặc thấp hơn thì tâm lý cũng là yếu tố quan trọng. Không phải hành khách nào cũng có khả năng nhảy dù độc lập. Việc này đòi hỏi quá trình đào tạo chuyên nghiệp.

Tiếp đất và chạm đất cũng đòi hỏi phải nắm vững các kỹ năng, động tác chính xác, thay vì duỗi thẳng hai chân chọc thẳng xuống đất, bạn phải cúi gập người, lúc chạm đất sẽ phải bật dậy thật mạnh, co trước rồi bật lại, để hấp thụ lực từ quá trình tiếp đất.

Ngoài ra, quá trình máy bay chở khách rơi do hỏng hóc sẽ diễn ra rất nhanh vì vậy sẽ không có cách nào để những người chưa qua đào tạo lần lượt nhảy dù ra khỏi máy bay.


Trang bị thêm dù cho máy bay dân dụng cũng tốn thêm chi phí và làm tăng trọng lượng của máy bay, đồng nghĩa với việc sẽ cần nhiều nhiên liệu hơn và các chuyến bay sẽ tốn kém hơn.

Trên thực tế, có nhiều hơn một loại dù, chúng được chia thành nhiều loại với nhiều thông số kỹ thuật, chủ yếu bao gồm dù cứu sinh, dù cho lính nhảy dù, dù huấn luyện viên, dù thể thao,...

Về hình dáng, hình tròn là phổ biến nhất, loại dù này có chi phí thấp, thao tác bung dù tương đối đơn giản, tương đối an toàn nhưng lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ gió, nếu thời tiết tốt thì loại dù tròn này là phù hợp nhất.

Sau khi các lỗ trên chiếc dù tròn được tạo ra, nó sẽ trở nên ổn định hơn và khả năng hoạt động của nó cũng được cải thiện.

Trong khi đó, độ ổn định của dù vuông và dù hình elip lại tương đối kém, đòi hỏi người dùng phải có năng lực nhảy dù mạnh mẽ, nhưng loại dù này có thể điều khiển hướng chính xác, tác động khi hạ cánh cũng nhỏ, đồng thời cũng là loại dù đặc biệt dành cho máy bay chiến đấu.


Khi một người hoảng loạn, hành động của họ sẽ trở nên mất kiểm soát. Rất có thể, việc phải nhảy ra khỏi máy bay sẽ gây tình trạng hỗn loạn, tắc ở cửa thoát hiểm máy bay, khiến việc xử lý tình huống khẩn cấp trở nên khó khăn hơn.

Cuối cùng, nếu người bình thường không được huấn luyện nhảy dù thì sẽ không thể hoàn thành việc nhảy dù ở độ cao bình thường chứ đừng nói đến nhảy dù tầm cao ở độ cao từ 8.000 mét đến 1.000 mét, và đây cũng là lý do mà máy bay chở khách không được trang bị dù.

Cập nhật: 25/12/2024 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video