Tại sao nói bão Tembin là trận bão thuộc cấp độ thảm họa?

Mỗi năm chúng ta phải hứng chịu rất nhiều cơn bão nhiệt đới, nhưng không phải trận bão nào cũng được xem là thảm họa đâu. Và bão Tembin - cơn bão số 16 lần này lại được cho là trận bão thuộc cấp độ thảm họa.

Một cơn bão thế nào thì được gọi là thảm họa?

Mỗi năm, khu vực Nhiệt đới luôn phải hứng chịu rất nhiều cơn bão từ biển, nhưng lần này Tembin là cơn bão đến muộn nhất, và cũng là mạnh nhất ở thời điểm tháng 12 trong lịch sử Nam Bộ nước ta. Tuy vậy, không phải tự nhiên nó được xem là thảm họa đâu.

Trong văn bản Số: 44/2014/QĐ-TTg về "Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai" có nêu rằng, các rủi ro thiên tai về áp thấp nhiệt đới có 3 cấp: thấp nhất là 3 và cao nhất là 5. Quy định như sau:

1. Rủi ro cấp 3

  • Áp thấp nhiệt đới, bão cấp 8, cấp 9 hoạt động trên Biển Đông.
  • Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), vùng biển ven bờ, trên đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ;
  • Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).

2. Rủi ro cấp 4

  • Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;
  • Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ;
  • Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).

3. Rủi ro cấp 5

  • Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;
  • Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.

Theo thông tin từ Trung tâm khí tượng Thủy văn cung cấp, bão Tembin khi di chuyển vào hải phận Việt Nam đạt cấp 12, với sức gió ghi nhận là cấp 10, giật lên cấp 12 - 13, thậm chí là 14. Với những thông số như vậy, Tembin vẫn được xếp vào hàng rủi ro cấp 4, nghĩa là đã ở mức mang lại thảm họa cho cộng đồng.

Dành cho những người chưa biết, những cơn bão từ cấp 12 trở lên đều để lại những hậu quả nghiêm trọng.


Gió to đủ sức kéo lê cả chiếc ô tô.

Trong thang sức gió Beaufort, những cơn bão như vậy có sức gió trên 130km/h, khiến mặt biển động mạnh, tạo ra những cơn sóng khổng lồ cao trên 14m.

Nó có thể dễ dàng phá hủy nhiều công trình trên đất liền, và đánh chìm được cả những con thuyền có tải trọng lớn đang hoạt động trên biển.


Hình ảnh ghi nhận về sức gió của siêu bão Lan đổ bộ vào Nhật tháng 10 vừa qua.

Trong lịch sử, con người đã từng chứng kiến một số trận bão đạt mức thảm họa cấp 4 như Tembin. Gần đây nhất là siêu bão Lan - con "quái vật" quét qua Nhật Bản gây thiệt hại lên tới 35 triệu USD.


Với sức gió mạnh gần 200km/h, siêu bão Lan thực sự là con "quái vật".

Nhưng cần biết rằng, cơ sở vật chất của người Nhật được trang bị rất tốt. Theo nhiều chuyên gia đánh giá, cùng một cơn bão như vậy nếu tấn công vào Mỹ, thiệt hại có thể lớn hơn gấp 3 lần.

Cập nhật: 26/12/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video