Tại sao ốc sên có thể bò qua lưỡi dao cạo sắc lẻm mà không hề hấn gì hết?

Dao cạo sắc lẻm là thế mà ốc sên bò qua quá dễ dàng. Bí mật của chúng là gì?

Lưỡi dao cạo sắc bén có thể cứa rách da thịt ta bất kì lúc nào mà chỉ cần một lực rất nhỏ. Đi trên lưỡi dao ư? Chắc hẳn chúng ta chỉ có thể thấy điều đó trong những màn ảo thuật mạo hiểm mà thôi.

Ấy vậy mà, có một loài vật lại có thể làm điều này – bất cứ khi nào chúng thích. Đó chính là ốc sên.

Tại sao chúng lại có khả năng độc nhất vô nhị này, hãy cùng tìm hiểu xem!

Đầu tiên là một chút vật lý nhé

Câu trả lời hóa ra rất đơn giản. Nguyên nhân đầu tiên nằm ở kích thước. So với chúng ta thì ốc sên bé và nhẹ hơn rất nhiều.

Giả dụ một lực có cường độ bằng 5N là đủ lưỡi dao cứa đứt tay chúng ta và thân hình của ốc sên. Nhưng trong khi chúng ta có thể tạo ra lực nhỏ như vậy một cách dễ dàng, ốc sên lại không thể làm được. Khi trượt qua lưỡi dao, trọng lượng của ốc sên còn không đến 5N nên hiển nhiên là chúng bò qua lưỡi dao một cách an toàn.


Ốc sên có thể bò qua lưỡi dao cạo an toàn.

Thêm vào đó, ta đều biết rằng áp lực phụ thuộc nhiều vào diện tích bề mặt tác dụng lực:

Chúng ta có kích thước lớn nên độ dày của lưỡi dao đối với ta là rất nhỏ. Ốc sên có kích thước bé hơn nên độ dày này đối với chúng là khá lớn.

Để cho dễ hiểu, hãy tưởng tượng khi bạn đứng bên cạnh con dao của một người khổng lồ to hơn mình gấp 1000 lần – bạn sẽ thấy một bức tường. Lưỡi dao sắc đối với họ lại chẳng sắc chút nào đối với ta, tất cả là do tương quan kích thước.

Như vậy do lực tác dụng nhỏ, diện tích bề mặt tác dụng lực lại lớn, nên kết quả là lực cứa lên ốc sên thực chất rất nhỏ. Vậy nên dĩ nhiên là chúng vô sự khi bò qua lưỡi dao rồi.

Giờ đến yếu tố sinh-hoá học này

Kích cỡ là một chuyện, bí mật thực sự của khả năng đặc biệt này lại đến từ một thứ rất đỗi bình thường: chất nhầy.

Phần dưới cơ thể ốc sên có các tuyến tiết ra nhiều loại chất nhờn có tính chất khác nhau tùy thuộc vào mục đích của chúng. Thành phần của tuyến nhờn này gồm 91% - 98% là nước, còn lại là các phân tử đường và protein. Liên kết trong khối chất có thể bẻ gãy và tái hình thành liên tục, khiến cho chất nhờn vừa ổn định lại vừa linh hoạt.


Chất nhầy của một số loài ốc sên được chứng minh là rất tốt cho da và là nguyên liệu quý được bổ sung vào các loại mĩ phẩm với giá trị kinh tế cao.

Loại nhớt bao quanh cơ thể ốc khá đặc để giữ không cho ốc sên bị mất nước qua da, loại nhớt dưới "chân" thì lỏng nhưng dính hơn giúp việc leo trèo dễ dàng và giảm ma sát với mặt đất,...

Trong trường hợp này, chính chất đó đã bảo vệ ốc sên một cách tuyệt đối, ngăn cách giữa cơ thể và lưỡi dao khi chúng bò.

Liệu có phải ốc sên thấy đau nhưng vẫn cố chịu?

Ồ, hoàn toàn không phải như vậy. Những loài vật bậc thấp như ốc sên không cảm thấy đau như chúng ta nhưng chúng cũng có sự cảm ứng thần kinh ở mức độ nhất định. Chẳng hạn như khi ta vô tình chạm tay phải hay khi ốc sên trót dính vào muối, chúng sẽ ngay lập tức rụt lại vì coi đây là một mối nguy hiểm.

Nếu ốc sên cảm thấy đau khi bò qua lưỡi dao, hẳn chúng đã chui tọt vào vỏ rồi chứ? Nhưng thực tế thì không hề. Chứng tỏ, chúng chẳng thấy đau khi vượt qua các lưỡi dao đâu.

Cập nhật: 29/09/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video