Tại sao trên dãy Himalaya lại có hóa thạch của loài cá?

Lý do gì khiến hóa thạch cá lại xuất hiện trên dãy Himalaya? Nhiều người tin rằng một trận lụt lớn đã mang hóa thạch cá đến trên dãy núi này.

Dãy Himalaya hùng vĩ, có nghĩa đen là "nơi ở của tuyết" trong tiếng Phạn, còn được gọi là "nóc nhà của thế giới". Nhưng bạn có tin không nếu ai đó nói với bạn rằng họ đã tìm thấy một hóa thạch cá ở dãy Himalaya?


Hóa thạch cá.

Mặc dù điều này nghe có vẻ vô lý và khó tin, nhưng cá và các hóa thạch biển khác đã thực sự được tìm thấy ở dãy Himalaya!

Khi những người leo núi lần đầu tiên tìm thấy hóa thạch sinh vật biển trên dãy Himalaya, những suy đoán về lý do đằng sau đó bắt đầu xuất hiện. Trong tất cả các suy đoán, suy đoán phổ biến nhất chính là "Đại hồng thủy".

Tuy nhiên, các chuyên gia lại đưa ra giả thuyết khác. Họ cho rằng sự trôi dạt lục địa, cũng là nguyên nhân tạo ra dãy Himalaya vĩ đại, là lý do thực sự tại sao có hóa thạch cá ở dãy Himalaya.


Hóa thạch cá trên dãy Himalaya là kết quả của một sự cố địa chất được gọi là "trôi dạt lục địa". Sự trôi dạt lục địa xảy ra khoảng 225 triệu năm trước, khi bản đồ thế giới từng khác rất nhiều so với ngày nay - Ấn Độ hồi đó là một phần của siêu lục địa được gọi là "Gondwana".

Tuy nhiên, khoảng 200 triệu năm trước, mảng kiến tạo Ấn Độ bắt đầu di chuyển về phía bắc với tốc độ 9 đến 16 cm mỗi năm sau khi tách khỏi Gondwana.

Khoảng 50 triệu năm trước, vùng đất Ấn Độ cuối cùng đã va chạm với lục địa Á-Âu, sau khi di chuyển một quãng đường khoảng 6.400km. Rìa đáy biển của mảng kiến tạo Ấn Độ và lục địa Á-Âu liên tục được nâng cao và bồi tụ, đến đến việc hình thành dãy Himalaya.


Vì vậy, có thể nói dãy Himalaya được hình thành từ sự va chạm của các vùng đất, chủ yếu là đáy biển được nâng lên cao. Đương nhiên, đáy biển là nơi sinh sống của các sinh vật biển. Do đó, trong quá trình va chạm kéo dài, nhiều sinh vật hóa thạch dưới đáy biển đã được đưa lên cao theo đỉnh núi.


Một số hóa thạch đầu tiên ở dãy Himalaya được thu thập trong chuyến thám hiểm đỉnh Everest năm 1924. Mặc dù chuyến thám hiểm thất bại, George Mallory và Andrew Irvine, hai trong số những người leo núi, đã thiệt mạng khi cố gắng chinh phục đỉnh Everest. Tuy nhiên, Noel Eward Odell, một thành viên khác trong nhóm, đã sống sót và quay trở lại với một số mẫu hóa thạch cá (đá vôi).

Nhiều năm sau, Edmund Hilary và Tenzing Norgay, những người đầu tiên lên đỉnh Everest, cũng đã thu thập các mẫu đá vôi tương tự. Đá vôi là đá trầm tích hình thành từ các mảnh vụn hữu cơ, như cá, san hô, xương, vỏ sò… ở vùng nước ấm.

Các hóa thạch được những người leo núi này phát hiện có niên đại từ Kỷ Ordovic, đã kết thúc cách đây khoảng 440 triệu năm. Điều đó có nghĩa là những hóa thạch này thậm chí còn có tuổi đời lâu đời hơn cả những con người đầu tiên đi trên Trái đất khoảng 2 triệu năm trước!

Cập nhật: 10/11/2024 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video