Tại sao Wallaby không thải khí Methane?

Khi các loài động vật móng guốc như trâu, bò, cừu, hươu, nai,.. tiêu hóa thức ăn chúng thường sinh ra khí methane, đây cũng là loại khí nhà kính chủ yếu (làm Trái Đất ấm lên). Nhưng con kangaroo có tên gọi Wallaby lại không sinh ra loại khí này trong ống tiêu hóa của chúng.

Nguyên nhân của sự khác biệt là do sự có mặt của một nhóm vi khuẩn riêng biệt có mặt ở loài này. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và phân lập ra một loài vi khuẩn ruột được gọi là Wallaby nhóm 1 (WG-1). Khi nuôi trồng chúng trong môi trường dinh dưỡng thích hợp, vi khuẩn này sinh ra chất succinate thay vì methane là sản phẩm cuối cùng.

Có lẽ, nhiều người cảm thấy buồn cười hay kỳ cục vì tại sao chúng ta lại đi tìm hiểu điều này. Tuy nhiên, chúng có ý nghĩa thực tiễn lớn vì succinate không phải là khí nhà kính, nên các nhà khoa học hy vọng rằng các nghiên cứu sâu hơn trên WG-1 sẽ giúp tìm hiểu phương thức biến đổi gia súc để sản xuất ít khí gas methane hơn.


Chú Wallaby đang ăn bữa điểm tâm

Hoàng Tùng (Theo Sciencemag)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video