Tấm che mắt thiết lập lại nhịp sinh học trong cơ thể, cải thiện giấc ngủ

Các nhà nghiên cứu ĐH Stanford ở California mới đây đã phát triển loại tấm che mắt mới có thể thiết lập lại đồng hồ sinh học trong cơ thể để bạn có thể ngủ dễ dàng hơn vào ban đêm.

Tấm che mắt ngủ công nghệ cao này sử dụng công nghệ đèn flash để điều chỉnh nhịp sinh học hàng ngày của bạn bằng cách gửi xung ánh sáng khi bạn ngủ.

Nhà sản xuất Lumos Smart Sleep Mask cho biết những xung nhịp này tương tự với đèn flash của camera, giúp kích thích các dây thần kinh nhạy với ánh sáng trong não, gửi các tín hiệu để ức chế hoặc sản sinh melatonin, loại hormon giúp kiểm soát chu trình thức, ngủ của bạn.

Các nhà nghiên cứu hi vọng rằng công nghệ này sẽ ít tốn kém, dễ sử dụng và hiệu quả hơn với những người không thể ngủ do mất ngủ hoặc bị hội chứng chân bồn chồn.


Tấm che mắt ngủ công nghệ cao.

Đồng hồ sinh học của chúng ta được đồng bộ hóa với những thay đổi sáng tối và điều chỉnh nhiều quá trình sinh lý bao gồm mô hình thân nhiệt, hoạt động não, sản sinh hormone.

Ánh sáng là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới nhịp sinh học. Khi mặt trời mọc, não gửi tín hiệu tới tuyến tùng để ngăn chặn sự sản xuất melatonin.

Nhưng khi mặt trời lặn, tuyến tùng nhận các tín hiệu để tiết melatonin giúp cho bạn buồn ngủ hơn.

Những người hay thức đêm thường để ánh sáng suốt buổi tối do vậy bị gián đoạn các tín hiệu báo cho cơ thể biết đã đến giờ đi ngủ.

Nếu cơ thể không nhận được những tín hiệu này, nhịp sinh học có thể hoàn toàn bị loại bỏ.

Tiến sĩ Robert Oexman, chuyên gia về giấc ngủ ở Joplin, Missouri cho biết: “Bất cứ khi nào chúng ta làm ảnh hưởng tới nhịp sinh học, giấc ngủ của chúng ta cũng bị ảnh hưởng, hậu quả với sức khỏe cũng khá lớn”.

Gần đây, các công nghệ giấc ngủ đã giới thiệu liệu pháp ánh sáng như một cách giúp mọi người ngủ tốt hơn.

"Liệu pháp ánh sáng đơn giản là đặt lại đồng hồ sinh học của chúng ta. Chúng tôi đưa ra ánh sáng rực rỡ vào buổi sáng và ánh sáng lờ mờ vào buổi tối", Tiến sĩ Oexman nói.

Lumos Smart Sleep Mask hoạt động bằng cách gửi các xung mili giây ánh sáng - tương tự như đèn flash của máy ảnh - để kích thích các dây thần kinh trong não nhạy cảm với ánh sáng.

Nhóm nghiên cứu tấm che mắt này cho biết các xung ánh sáng này có thể ảnh hưởng đến nhân trên chéo (suprachiasmatic nucleus-SCN), là một vùng não liên kết nhịp sinh học với nhiều phân tử tín hiệu khác nhau.

Việc kích thích bộ phận này của não đúng cách để có nhịp sinh học được đồng bộ hóa trở lại có thể giúp thiết lập lại đồng hồ ngủ-thức.

Các nhà sản xuất cũng nói rằng tấm che mắt này có thể giúp những người hội chứng chân bồn chồn. Họ cho biết: “Đối với những người bị hội chứng này, chúng tôi thực sự có thể thay đổi chu kỳ giấc ngủ ba hoặc bốn giờ trong một đêm”.

Cập nhật: 31/07/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video