"Của quý" của loài sên biển này bị rụng bớt sau mỗi lần giao phối và tự mọc lại sau đó.
Loài sên biển “có một không hai” kể trên có tên khoa học là Chromodoris reticulata, được các nhà khoa học Nhật Bản tìm thấy ở Thái Bình Dương.
Đây là sinh vật đầu tiên được phát hiện có khả năng lặp lại hành động giao hợp bằng cơ quan sinh dục “còn zin”.
Nhà nghiên cứu Sekizawa, đại học Thành phố Osaka, Nhật Bản và các cộng sự phát hiện loài sên đặc biệt trên khi lặn ở rặng san hô cạn gần Okinawa, Nhật Bản.
Sau khi giao phối, sên biển đực tách mình khỏi đối tác, bò đi với dương vật được kéo theo sau lưng. Khoảng 20 phút sau, dương vật đó tách rời ra.
Chiều dài dương vật ở sên biển rụng mất 1/3 sau mỗi lần giao phối và cơ quan này sẽ lại mọc nguyên như mới.
Việc mất và mọc lại cơ quan sinh dục dường như không ngăn cản đời sống tình dục của sên biển.
Các chuyên gia chứng kiến một cá thể thực hiện 3 lần giao phối chỉ cách nhau khoảng 24 giờ.