Tảng đá siêu nóng “nuốt” khối băng rộng hơn cả hòn đảo ở Nam Cực

Tảng đá siêu nóng khổng lồ dưới lòng đất là nguyên nhân khiến một vùng băng giá lớn hơn cả đảo Rhodes của Mỹ mất tích tại Nam Cực.

Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (BAS) vừa sử dụng radar nhìn xuyên qua 2,9km băng giá ở khu vực mang tên South Pole, gần điểm cực Nam, để tìm hiểu độ dày của băng cũng như các hồ nước ngầm bên dưới.

Nhờ đó, họ đã tìm thấy thủ phạm khiến một vùng băng giá lớn hơn cả đảo Rhodes của Mỹ đột ngột mất tích thời gian qua. Đảo Rhodes có diện tích lên đến 3.144km2.


Sơ đồ mô phỏng tảng đá nóng (màu đỏ) đang nung chảy băng Nam Cực từ bên dưới - (ảnh: Tom Jordan).

Vùng băng giá nói trên đã bị tan chảy một cách bất thường và trước đó các nhà khoa học nghi ngờ có một nguồn địa nhiệt bí ẩn nào đó đang trỗi dậy. Bây giờ, qua hình ảnh radar, một tảng đá nóng phóng xạ có kích thước 100x500km đã hiện ra.

Nhà khoa học Tom Jordan, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết quá trình tảng đá nói trên làm tan chảy băng có thể đã diễn ra từ hàng ngàn, thậm chí hàng triệu năm, âm thầm bên dưới lớp băng vĩnh cửu trước khi những thay đổi có thể quan sát thấy từ trên bề mặt.


Các nhà thám hiểm bên chiếc máy bay dùng để chụp ảnh radar, phát hiện tảng đá - (ảnh: BAS).

Quá trình nói trên không lập tức làm thay đổi kết cấu của khối băng giá Nam Cực nói chung nhưng về lâu dài, lượng nước dư thừa do đá nóng nung chảy có thể khiến lục địa băng giá này nhạy cảm hơn với những biến đổi khí hậu.

Ngoài đá nóng, các con suối địa nhiệt cũng có thể chịu trách nhiệm phần nào cho sự tan chảy này.

Kết quả trên làm các nhà khoa học bất ngờ bởi các hiểu biết trước đây khẳng định rằng bên dưới băng vĩnh cửu của Nam Cực là lớp đá lạnh cổ đại, ít gây ảnh hưởng gì tới lớp băng bên trên


Bản đồ mô tả vị trí tảng đá nóng South Pole - (ảnh: BAS).

Đây không phải là nguồn nhiệt bí ẩn đầu tiên ở Nam Cực. Năm ngoái, các nhà khoa học từng khám phá một nguồn nhiệt cổ xưa mang tên "chùm manti" ở Tây Nam Cực, cũng là đá nóng bất thường dâng lên khỏi vỏ trái đất, làm tan chảy cả đá dạng rắn trên đường đi của nó. Hiện tại, nó không hoạt động mạnh mẽ nhưng trong quá khứ, chùm manti này đã từng trỗi dậy và cứu thoát trái đất khỏi kỷ băng hà.

Cập nhật: 19/11/2018 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video