Tạo ra nhựa sinh học nhờ tảo biển

Hàng chục triệu tấn rác thải nhựa gây ô nhiễm nghiêm trọng đang trôi nổi trên khắp các đại dương. Tuy nhiên, một kỹ thuật chế tạo loại nhựa phân hủy sinh học (biodegradable plastic) mới có thể giúp cải thiện tình hình này.

Khác với nhựa thông thường, nhựa sinh học (bio-plastic) được làm từ sinh khối (biomass) chứ không phải nhiên liệu truyền thống (than đá, dầu mỏ …). Tuy nhiên, việc chế tạo loại nhựa này đòi hỏi nhiều môi trường đất đai màu mỡ và nước sạch – điều mà không phải nơi nào cũng có. Vì thế, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv đã rất nỗ lực để tìm cách chế tạo loại nhựa sinh học mới từ rong biển – nguồn tài nguyên phong phú và dễ tiếp cận hơn nhiều. Đây được xem như một giải pháp đầy hứa hẹn, giúp giảm tải rất nhiều cho các đại dương vốn đang khổ sở vì rác thải nhựa, đồng thời đẩy nhanh xu hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của nhân loại.


Loại nhựa phân hủy sinh học có thể được tạo ra từ tảo biển - nguồn nguyên liệu phong phú và rất dễ tiếp cận trên Trái Đất. Ảnh: Futurism.

Các nhà khoa học đã mô tả chi tiết quy trình sản xuất loại nhựa sinh học này trong một bài viết công bố trên Tạp chí Bioresource Technology. Một số vi sinh vật trong tự nhiên vốn có khả năng sản sinh ra loại polymer mang tên polyhydroxyalkanoate (PHA) – được nhiều nhà máy sử dụng để tổng hợp nhựa, nhưng bằng cách cho các vi sinh vật ăn thực vật (sinh trưởng trong môi trường đất và nước ngọt). Qua nhiều lần thí nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy có thể thu được PHA từ Haloferax mediterranei – một loài vi sinh vật ăn rong biển. Do đó, nhà nghiên cứu Alexander Golberg, thay mặt nhóm đã đưa ra kết luận, rằng hoàn toàn có thể sản xuất nhựa sinh học dựa vào nguồn tài nguyên biển phong phú bằng một quy trình thân thiện với môi trường và không gây hại tới các cư dân của biển.

Mỗi năm, gần 8 triệu tấn rác thải nhựa bị đổ ra các đại dương, thậm chí sẽ còn vượt qua cả sản lượng cá (theo ước tính đến năm 2050), giết chết nhiều loài sinh vật biển, phá hủy các rạn san hô và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Trong số các nỗ lực nhằm ngăn chặn thảm họa, nhiều chính phủ đã quy định cấm hoàn toàn một số loại nhựa. Tuy nhiên, đây rõ ràng là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi các cách tiếp cận đa hướng, vì thế loại nhựa sinh học có thể được xem là một giải pháp đầy tiềm năng.

Cập nhật: 30/12/2018 Theo Khoa học và Phát triển
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video