Tàu không gian SpaceX chở lửa và chuột lên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Ngày 4/12, tên lửa Falcon 9 của SpaceX sẽ chở khoang Dragon chứa đầy hàng tiếp tế và các dụng cụ thí nghiệm đặc biệt lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Theo Wired, đây là chuyến bay thứ 19 của SpaceX tới ISS theo chương trình của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Sau khi chở hàng lên ISS, tên lửa Falcon 9 theo kế hoạch sẽ hạ cánh trên một tàu thủy ở Đại Tây Dương. Khoang Dragon sẽ trở lại Trái Đất sau một tháng.


Một tên lửa Falcon 9 của SpaceX rời bệ phóng. (Ảnh: SpaceX).

Các công cụ thí nghiệm khoa học chiếm 30% khối lượng hàng hóa được chở tới trạm nghiên cứu bay trên quỹ đạo Trái Đất. Các phi hành gia trên ISS sẽ dùng thiết bị để nghiên cứu hành vi của lửa ở điều kiện phi trọng lực.

Như vậy, nhóm phi hành gia sẽ châm lửa trên ISS. Nghe có vẻ rất nguy hiểm, nhưng thí nghiệm này được thực hiện trong môi trường khép kín và rất ít có khả năng ngọn lửa lan rộng.

Nếu hiểu rõ hơn về hành vi của lửa, các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ hạn chế được hậu quả của hỏa hoạn dưới mặt đất.

40 con chuột sẽ được sử dụng để nghiên cứu cơ bắp thoái hóa như thế nào trong không gian vũ trụ. Các phi hành gia từng làm việc trên ISS đều bị thoái hóa cơ bắp và xương.

Với thí nghiệm này, giới khoa học kỳ vọng sẽ tìm ra cách ngăn chặn tình trạng thoái hóa cơ bắp và xương.

Và hãng bia Budweiser gửi hạt lúa mạch để các phi hành gia nghiên cứu môi trường vũ trụ ảnh hưởng thế nào đến quá trình nảy mầm của hạt giống. Đây là một phần trong dự án “sản xuất bia trên Hỏa tinh”.

Cập nhật: 05/12/2019 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video