Tàu thăm dò Schiaparelli bắt đầu quá trình đáp xuống Sao Hỏa

Ngày 16/10, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết module đổ bộ Schiaparelli với trọng lượng gần 600kg đã bắt đầu quá trình hạ cánh trong vòng 3 ngày xuống Sao Hỏa.

Sau một hành trình dài 7 tháng để đến được hành tinh Đỏ, Schiaparelli đã tách khỏi "tàu mẹ" module TGO (Trace Gas orbiter) vào lúc 21 giờ 42 (giờ Hà Nội) ngày 16/10 và đã thiết lập được tín hiệu với trạm mặt đất.

Theo chuyên gia Jocelyne Landeau-Constantin thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), tất cả đã diễn ra theo đúng quy trình sau gần một giờ các kỹ sư không thu được các tín hiệu của TGO. Nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch, module hạ cánh Schiaparelli sẽ đáp xuống bề mặt Sao Hỏa ngày 19/10.

Giám đốc hoạt động bay của dự án ExoMars 2016 - Trạm liên hành tinh Nga-châu Âu lên Sao Hỏa Michel Denis cho biết tàu mẹ TGO phải thay đổi quỹ đạo ngay trong đêm để tách ra xa khỏi Sao Hỏa, vì nếu không con tàu này sẽ va chạm với Trái Đất. Theo dự kiến, vào ngày 19/10, TGO sẽ bay vào quỹ đạo hành tinh Đỏ.


Schiaparelli đã tách khỏi "tàu mẹ" module TGO. (Nguồn: ESA).

Trước đó, ngày 14/3, Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã phóng Trạm liên hành tinh Nga-châu Âu ExoMars lên Sao Hỏa từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan nhờ tên lửa đẩy Proton-M nhằm thám hiểm "hành tinh Đỏ" này. Đây được xem là đóng góp đáng kể các nhà khoa học châu Âu và Nga vào hoạt động nghiên cứu vũ trụ.

ExoMars là dự án đầu tiên mà Nga và châu Âu hợp tác chặt chẽ và sâu sắc trong lĩnh vực vũ trụ. Mục đích chính của sự hợp tác này là tìm kiếm khí metan trong khí quyển trên Sao Hỏa nhằm phát hiện thêm về nguồn gốc của loại khí này trên hành tinh Đỏ.

Theo giới khoa học, khí metan có thể sinh ra trên cơ sở 2 quá trình khác nhau là địa chất học và sinh vật học. Trước đó, có nhiều tài liệu cho rằng khí metan từng tồn tại trên Sao Hỏa, cũng có ý kiến cho rằng khí này biến mất khỏi bầu khí quyển Sao Hỏa cách đây 100 năm.

Tuy nhiên, hiện chưa có tài liệu nào cho thấy trên Sao Hỏa đã diễn ra những quá trình như thế, đặc biệt là không có sự hoạt động của núi lửa và cũng không có hoạt động sinh vật.

Trạm ExoMars đưa lên vũ trụ moduleTGO có nhiệm vụ phân tích thành phần khí quyển trên Sao Hỏa nhằm tìm kiếm dấu vết của khí metan và chuyển phát dữ liệu.


ExoMars là dự án đầu tiên mà Nga và châu Âu hợp tác chặt chẽ và sâu sắc trong lĩnh vực vũ trụ.

Module Schiaparelli có nhiệm vụ xác thực độ chính xác của hàng hoạt nghiên cứu mà các nhà khoa học châu Âu đã thực hiện. Kết quả của những nghiên cứu đó sẽ tạo điều kiện cho một module khác trong dự án ExoMars tiếp tục hạ cánh lên bề mặt Sao Hỏa vào năm 2018, sau đó là các module khác.

Năm 2013, Roscosmos và ESA đã nhất trí hợp tác nghiên cứu hệ Mặt Trời, đặc biệt là dự án thám hiểm Sao Hỏa ExoMars. Ban đầu, châu Âu dự định thực hiện dự án này với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhưng năm 2012, phía Mỹ đã rút khỏi dự án vì không đủ phương tiện.

Do đó, châu Âu đã đề nghị Nga tham gia thế chỗ Mỹ với việc sử dụng 2 tên lửa đẩy hạng nặng của Nga để phóng trạm ExoMars.

Cập nhật: 18/10/2016 Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video