Vào sáng sớm ngày 17 tháng 12 năm 2020, tàu thăm dò Thường Nga 5 (hay Hằng Nga 5) – Trung Quốc đã hạ cánh an toàn về Trái đất cùng với các mẫu Mặt trăng mới thu thập được. Sau khi tiến hành nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học đã phát hiện sự tồn tại của thủy tinh trong đất Mặt trăng.
Trong môi trường Mặt trăng, chất silica tồn tại ở dạng phân tử và chiếm tới 45% tổng khối lượng các khoáng chất của Mặt trăng. Vì vậy chỉ cần một lượng nhiệt đủ, silica có thể ngay lập tức tạo thành cát thạch anh.
Quá trình chuyển hóa thủy tinh diễn ra nhanh chóng khi các thiên thạch va chạm trực tiếp đến bề mặt của Mặt trăng. Một lượng nhiệt cao được hình thành sẽ tác động trực tiếp đến sự chuyển hóa silica, cát thạch anh để tạo nên thủy tinh ở nơi đây.
Tiến hành thí nghiệm phân tích mẫu đất Mặt trăng do Thường Nga 5 mang về Trái đất. (Ảnh: Sohu)
Phát hiện bất ngờ này đã đặt câu hỏi về các chuyến tàu thăm dò mặt trăng của Hoa Kỳ trước kia. Họ đã mang về hơn 380kg mẫu Mặt trăng nhưng chưa từng được công bố kết quả thí nghiệm về nó.
Hoa Kỳ không tìm thấy điều kỳ lạ này sao?
Quá trình lấy mẫu nghiên cứu được các nhà thám hiểm ghi lại. (Ảnh: Sohu)
Đến thời điểm hiện tại, trên thế giới mới chỉ có Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc hoàn thành việc lấy mẫu nghiên cứu trên bề mặt Mặt trăng.
Từ năm 1969 đến năm 1972, Hoa Kỳ thực hiện thành công sáu chuyến tàu thăm dò có người lái lên Mặt trăng và mang về tổng cộng 382 kg mẫu Mặt trăng. Trong khi Liên Xô chỉ có thể mang về 301g mẫu khi sử dụng tàu thám hiểm không người lái.
Là nước đầu tiên nhận ra công nghệ vũ trụ có người lái thám hiểm vũ trụ, Hoa Kỳ đã tách các mẫu Mặt trăng thu thập được, trao cho hơn 100 quốc gia trên thế giới nhằm chứng tỏ sức mạnh vĩ đại của mình và Trung Quốc là một trong những nước nhận được 1g mẫu Mặt trăng đó vào năm 1973.
Năm 1978, Viện Khoa học Trung Quốc đã tận dụng 1g mẫu đất Mặt trăng nghiên cứu và công bố 14 bài báo khoa học quan trọng cùng với quyết tâm chinh phục vũ trụ. Trung Quốc đã chứng minh quyết tâm của mình bằng sự trở về an toàn của Thường Nga 5 cùng với 1731g mẫu đất Mặt trăng vừa qua.
Một số chuyên gia giải thích, việc không tìm thấy thủy tinh trong các mẫu đất Mặt trăng mà Hoa Kỳ cung cấp khác với mẫu mà Thường Nga 5 thu thập được. Những gì Thường Nga 5 thu thập mới là đất Mặt trăng thật, còn mẫu Hoa Kỳ trình bày chỉ là phần vụ vỡ từ đá trong quá trình phong hóa Mặt trăng và giữa chúng có sự khác biệt lớn.
Trên thực tế, nhiều tài liệu về đất Mặt trăng ở Hoa Kỳ trước đó cũng đã đề cập đến sự tồn tại của các hạt thủy tinh, nhưng họ không mấy quan tâm.
Chính hành động này từ phía Hoa Kỳ đã đặt ra rất nhiều nghi vấn và đòi hỏi sự vào cuộc triệt để từ các nước khác để làm rõ hơn các vấn đề xung quanh bí ẩn về khoa học vũ trụ.