Tên lửa đưa trứng lên trời

Các nữ sinh một trường cao đẳng Anh đang chế tạo một loại hỏa tiễn cỡ nhỏ, bên trong có đặt một quả trứng rồi phóng lên độ cao 230 mét để tham dự cuộc thi chế tạo tên lửa tại xứ sở sương mù. 

Nhóm nữ sinh của Cao đẳng Victoria thiết kế hỏa tiễn. Ảnh: Daily Mail.


Cuộc thi mang tên Aerospace Youth Rocketry Challenge do Hiệp hội các công ty hàng không Anh và Hiệp hội tên lửa Anh tài trợ. Cuộc thi được tổ chức nhằm khuyến khích thiếu niên Anh thể hiện khả năng sáng tạo trong lĩnh vực chế tạo hỏa tiễn và 20 đội đã được chọn vào vòng chung kết.

Tin tức về cuộc thi chế tạo hỏa tiễn đã dấy lên một phong trào nghiên cứu khoa học tại các trường trên khắp nước Anh, với sự tham gia của hàng nghìn học sinh. Trong số này có 6 nữ sinh tại trường Cao đẳng Victoria, thành phố Belfast, đã chế tạo thành công loại hỏa tiễn dài một mét. Các cô đã tiến hành nhiều vụ thử bí mật để điều chỉnh các thông số khí động lực học sao cho hỏa tiễn bay lên rồi rơi xuống trong đúng 45 giây. 

Một buổi phóng thử hỏa tiễn của nhóm nữ sinh Cao đẳng Victoria. Ảnh: Daily Mail.


Jennifer Black, trưởng nhóm khoa học gia nhỏ tuổi, phát biểu: "Thật không thể tả nổi cảm giác của tôi khi nhìn hỏa tiễn bay lên lần đầu tiên. Chúng tôi sung sướng như thể vừa đặt chân lên sao Hỏa". Hỏa tiễn của nhóm Jennifer có thân bằng giấy các-tông, mũi bằng nhựa và các cánh bằng gỗ.

"Nó lao thẳng lên trời, nhưng gió thổi nó về phía ngược lại với hướng mà chúng tôi đoán. Chúng tôi phải trèo qua một tường rào, nhảy qua một rãnh và bò qua một hàng rào dây thép để thu hồi nó. Chế tạo hỏa tiễn đòi hỏi sự am hiểu về khoa học, công nghệ và cả toán học, nhưng để nó bay đúng hướng bạn cần phải có thêm may mắn", Jennifer kể về lần phóng hỏa tiễn đầu tiên. 

Niềm vui của các nữ sinh khi hỏa tiễn hạ cánh thành công. Ảnh: Daily Mail.


Mục đích dài hạn của cuộc thi là khuyến khích học sinh, sinh viên tích lũy những kỹ năng cần thiết và kinh nghiệm thực tế để có thể làm việc trong các lĩnh vực khoa học, chế tạo máy và hàng không.

Mặc dù hỏa tiễn được thiết kế và chế tạo theo nhiều cách, song tất cả đều bay lên nhờ thuốc súng và kích nổ bằng dòng điện. Tốc độ của hỏa tiễn phụ thuộc vào lượng thuốc nổ. Một bộ phận riêng biệt trên mũi hỏa tiễn sẽ tung ra một dù nhỏ. Trong cuộc thi này, điều quan trọng nhất là hỏa tiễn phải bay trong 45 giây và đúng độ cao quy định. Các đội sẽ bị trừ điểm nếu hỏa tiễn bay cao hơn 230 mét và lâu hơn 45 giây.

Theo VnExpress (Daily Mail)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video