Thả voọc mông trắng về tự nhiên

Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư-Vân Long và hội động vật học Frankfurk Đức tại Việt Nam vừa thả 3 con voọc mông trắng về tự nhiên hôm qua.

Đây là ba con voọc đầu tiên trong số 10 con sẽ được thả trong chương trình tái hòa nhập voọc mông trắng vào khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình từ nay đến 2013.


Ba con voọc thả về tự nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.
Ảnh do trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp cung cấp.

Ông Tilo Nadlo, trưởng đại diện hội động vật học Frankfurk tại Việt Nam cho biết, ba con thả ngoài tự nhiên lần này thuộc thế hệ F1 và F2 của hai bố mẹ là giống voọc Cúc Phương và voọc Chile. Mỗi con được 5 năm tuổi và nặng khoảng 5-6 kg.

Trước đó, chúng được nuôi dưỡng và cứu hộ tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng Cúc Phương nên có điều kiện và khả năng gần gũi với thiên nhiên.

Trước khi thả, voọc mông trắng đã được các chuyên gia kiểm tra sức khỏe và gắn chíp định vị điện tử cho động vật tại Trung tâm Cứu hộ linh trưởng Cúc Phương. Chíp điện tử có công nghệ tiên tiến giúp cho quá trình nghiên cứu và theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của từng con.

Sau đó, 3 con vật được các chuyên gia bảo tồn vận chuyển tới địa điểm thả thuộc khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, nơi cư trú của rất đông quần thể voọc mông trắng.

Hội động vật học Frank furk cho biết, họ sẽ cử cán bộ và chuyên gia theo dõi đến khi nào 3 con voọc hòa nhập với tự nhiên, đồng thời nghiên cứu theo dấu chân voọc 1 năm để phục vụ quá trình nghiên cứu.

Khu bảo tồn Vân Long là nơi cư trú của một quần thể đáng kể loài voọc mông trắng. Đây là loài đang bị đe dọa ở mức nguy cấp và là loài đặc hữu ở Việt Nam. Voọc mông trắng hiện chỉ khoảng 200 con, phân bố nhỏ tại khu vực đồng bằng Bắc bộ trên hệ núi đá vôi.

Trong ba năm 2011-2013, dự án của Việt Nam và Đức dự kiến đưa vào tự nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long khoảng 10 cá thể được sinh trưởng trong điều kiện nuôi nhốt tại Trung tâm Cứu hộ linh trưởng nguy cấp, vườn quốc gia Cúc Phương.

Mục tiêu của hoạt động này là nhằm tăng số lượng cho loài ngoài tự nhiên và bổ sung nguồn gene cho lâu dài cho Việt Nam và cả thế giới.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video