Thái y cũng là nam nhân, tại sao Hoàng đế lại không hề lo lắng khi phái họ đến hậu cung xem bệnh cho các phi tần?

Lý do nào khiến thái y thời Trung Hoa cổ đại không bị thiến?

Thái y không thể bị thiến, vậy tại sao Hoàng đế vẫn yên tâm khi thái y tiến vào hậu cung xem bệnh cho các mỹ nhân của mình?

Từ khi hình thành xã hội phong kiến tại Trung Hoa, các vị quân chủ đã có vô số người hầu hạ xung quanh mình, trong số đó có cả cung nữ lẫn hoạn quan. Cung nữ chủ yếu đảm nhận phần việc nhẹ nhàng như phục vụ trà nước cho Hoàng đế và hậu phi. Nếu may mắn được Hoàng đế yêu thích, những cung nữ đó có thể được tấn thăng thành tần phi. Tuy nhiên, cung nữ không đủ sức lực để đảm đương những công việc nặng nề hơn, do đó hoạn quan đã xuất hiện.

Đồng thời, một vấn đề khác cũng xuất hiện kèm theo, đó là khả năng thông dâm giữa hoạn quan và hậu phi. Trong lịch sử Trung Hoa đã có nhiều vụ thông dâm như thế, chẳng hạn như Thái hậu Triệu Cơ của nhà Tần, mẹ của Tần Thủy Hoàng đã lén lút qua lại với một tên hoạn quan.

Sau đó, từ thời Đông Hán trở đi, toàn bộ hoạn quan đã bị thiến đi để tránh "vấy bẩn" hậu cung. Trong hoàng cung ngoài trừ Hoàng đế thì không thể có nam nhân thứ 2.

Tất nhiên, tuyên bố trên là không chính xác, bởi vì ngoài Hoàng đế vẫn còn rất nhiều nam nhân khác lui đến hậu cung. Họ chính là các thái y và thái y thì không thể bị thiến. Nhưng nếu như vậy thì tại sao Hoàng đế lại không hề lo lắng về vấn đề tư thông với các hậu phi khi cho phép thái y đến hậu cung của mình?


Khi thái y tiến vào hậu cung sẽ luôn có thái giám đi bên cạnh 24/7. (Ảnh minh họa).

Môt số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, hành động thiến bộ phận đặc trưng của nam nhân đối với các thái y là một sự sỉ nhục rất lớn. Ngoài ra, thái y đa phần đều lớn tuổi, sức khỏe không thích hợp để trải qua quá trình thiến đau đớn và di chứng kéo dài về sau.

Các thái y đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong cuộc đời, là những người học cao hiểu rộng và kiến thức uyên bác nên bản thân họ hiểu rõ, điều gì là nên làm và không nên làm. Nếu họ có suy nghĩ không đúng đắn sẽ ảnh hưởng đến uy danh của mình.

Ngoài ra, khi thái y tiến vào hậu cung sẽ luôn có thái giám đi bên cạnh 24/7. Khi một hậu phi cần xem bệnh, trước hết sẽ hô hoán cho thái giám tại Ngự dược phòng biết. Sau đó, chính những thái giám tại Ngự dược phòng sẽ đi mời thái y đến tẩm cung của hậu phi.

Toàn bộ quá trình xem bệnh sẽ được thái giám đứng cạnh theo dõi. Bất kỳ hành vi thất lễ nào của thái y đều lọt vào tầm mắt của thái giám và cung nữ.

Thuốc được kê đơn được chia thành 2 phần, 1 phần để cho thái y chữa trị chính, viện phán (người đứng đầu thái y viện) và thái giám sử dụng trước. Nếu không có độc hoặc chuyện gì bất thường xảy ra, phần thuốc còn lại sẽ được đưa cho hậu phi dùng.

Thêm vào đó, áp lực khi xem bệnh cho hoàng tộc cũng rất lớn khiến cho các thái y không còn tâm trí để nghĩ về những việc khác. Các thái y buộc phải đưa ra kết quả chữa trị hiệu quả trong thời gian rất ngắn. Thậm chí, có lúc Hoàng đế còn chờ để được xem đơn thuốc. Do đó, quá trình xem bệnh, chẩn bệnh, và viết đơn thuốc diễn ra trong thời gian rất ngắn.

Đặc biệt, trong hoàng cung có một quy tắc: Nếu bệnh nhân qua đời thì lúc đó, thái y chịu trách nhiệm chữa trị sẽ bị cách chức hoặc trị tội, thậm chí còn có thể liên lụy đến gia đình. Chính vì vậy, các thái y phải dồn hết sức vào việc chữa trị, không hề có thời gian để nghĩ đến vấn đề tư thông với các mỹ nữ hậu cung.

Cập nhật: 15/10/2020 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video