Vừa qua, các báo cáo từ NASA đã cho thấy tháng 7/2015 trở thành tháng nóng nhất trong suốt 2 thế kỉ qua. Nghiên cứu các dấu hiệu của vân ngỗ, các lõi băng và dải san hô cũng cho thấy nhiệt độ trung bình trong năm nay đang nóng nhất trong 4000 năm trở lại đây.
Thêm một hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề nóng lên toàn cầu
Nhiệt độ trong tháng 7 vừa qua cao hơn tháng 7 năm 2011 khoảng 0,02 độ C. Đã có 4 tháng trong năm nay phá kỉ lục tháng nóng nhất trong lịch sử, theo số liệu của NASA.
Biểu đồ nhiệt độ toàn cầu trong tháng 7 vừa qua.
Tháng 7 thường là tháng nóng nhất trong năm, do là gian ánh nắng chiếu đỉnh điểm ở Bắc bán cầu, nơi các lục địa rất lớn. Cục Đại dương và Khí quyển Mỹ (NOAA) vẫn chưa công bố số liệu nhiệt độ hàng tháng của mình. Nhưng có nhiều khả năng báo cáo này cũng sẽ đưa ra số liệu tương tự về kỉ lục nắng nóng trong tháng 7 vừa rồi.
NASA, NOAA và các cơ quan khác đang sử dụng phương pháp phân tích khác nhau để tính nhiệt độ trung bình hàng tháng và hàng năm theo cấp bậc, mặc dù có sự chồng chéo giữa các bộ dữ liệu của những cơ quan này.
Trong dữ liệu của Cơ quan khí tượng Nhật Bản(JMA), năm trong số 7 tháng đầu năm nay đã được ghi nhất là nóng nhất trước giờ, trong đó có tháng 7. Cả JMA, NASA và NOAA đều đã chỉ ra rằng 2015 nóng hơn cả 2014, là năm đang nắm giữ kỉ lục năm nóng nhất trong lịch sử.
Gần như chắc chắn năm 2015 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử. Điều này đến từ sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra và sự ảnh hưởng của hiệu ứng El Nino. Theo các dự báo tại NOAA, El Nino đang diễn ra và tạo ra các hiệu ứng như nắng nóng, hạn hán đặc biệt ở vùng xích đạo nhiệt đới Thái Bình Dương, đây là một trong những đợt El Nino mạnh nhất từng được biết tới.
Một trong những tác dụng xấu của El Nino là sự gia tăng nhiệt độ tại các đại dương và bầu không khí, điều này đặc biệt ảnh hưởng tới nhiệt độ trung bình trên toàn cầu. Các kỉ lục về El Nino năm 1997-1998 từng giữ kỉ lục về sự ảnh hưởng của nó lên Trái Đất. Nhưng kỉ lục đó đã bị lu mờ vào năm 2014, khi El Nino gây ra rất nhiều hệ quả với Hành Tinh Xanh.
Nhiệt độ của các tháng 7 từ năm 1890 tới nay.
Những ảnh hưởng không nhỏ
Ở Mỹ, mới đây 14.000 lính cứu hỏa đã phải túc trực tác chiến với vụ cháy rừng tại California. Vụ cháy rừng này còn ảnh hưởng tới cả Washington, Idaho và Orego. California đang trải qua tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong suốt 1 ngàn năm qua, và là năm nóng nhất từ trước tới nay.
Cháy rừng tại California, Mỹ.
Các nghiên cứu cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu là nguyên nhân dẫn tới sự hạn hán này. Nó có khả năng tồi tệ thêm khi nhiệt độ tiếp tục tăng cao, khiến sự bốc hơi nước nhanh hơn.
Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đã khiến hàng ngàn người chết từ Bắc Mỹ tới Châu Á. Thời gian tháng 7 là khoảng thời gian nhiều người chết do các nguyên nhân thời tiết nhất trong năm. Kỉ lục nắng nóng tại Châu Âu năm 2003 từng giết chết 40.000 người, cho tới hiện tại, vẫn chưa có thống kê chính xác nào về số người chết vì nắng nóng trong năm nay.
Các quốc gia từ Ấn Độ, Ai Cập và nhiều nước Châu Âu và Bắc Mỹ cũng đang đưa ra cảnh báo năng nóng chết người tới người dân của mình. Ngay kể cả Nhật Bản và Hồng Kong cũng đã đánh dấu mức nhiệt cao nhất trong lịch sử.
Tại Đức, kỉ lục nhiệt độ đã được ghi nhận vào ngày 5/7, khi mức nhiệt đạt mức 40,3 độ C. Tại Maastricht, Hà Lan, cũng đã ghi nhận mức nhiệt 38,2 độ C. Các quốc gia Châu Âu khác đều ghi nhận mức nhiệt độ cao bất thường, và họ đồng thời cảnh báo về các hành vi của con người ảnh hưởng thế nào tới sự biến đổi khí hậu.
Nếu Trái Đất vẫn tiếp tục nóng lên, đó thật sự sẽ là một kết quả thảm khốc. Nước biển sẽ dâng lên nhanh chóng, các sóng nhiệt hoạt động mạnh hơn, nhiều loài động vật bị tuyệt chủng, cuối cùng là dấu chấm hết cho loài người!
Tháng 7/2015 chính là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta, về mỗi hành động trong cuộc sống, ảnh hưởng tới Mẹ Thiên Nhiên như thế nào!