Thành lập vườn bảo tồn đại dương đầu tiên ở Đại Tây Dương

Một khu bảo tồn quốc gia đầu tiên về đại dương sẽ được thành lập để bảo vệ các hẻm núi sâu nằm dọc theo thềm lục địa và chuỗi các núi lửa ở đáy biển đã ngừng hoạt động.

Trong một sự kiện vừa diễn ra, Tổng thống Barack Obama vừa quyết định thành lập khu bảo tồn quốc gia về đại dương đầu tiên ở Đại Tây Dương, đây là khu vực cấm đánh bắt cá cho mục đích thương mại và cấm khai thác khu vực núi lửa ngầm đã ngừng hoạt động ở ngoài khơi 240km vùng New England, phía đông bắc Hoa Kỳ.

Tại sự kiện, ông Obama nói rằng: "Những vùng biển nơi tôi lớn lên thật khác lạ khi đến đời con, đời cháu của tôi. Thật không thể chấp nhận được. Những thay đổi nguy hiểm diễn ra trong khí hậu chủ yếu đến từ hoạt động của con người, những vùng biển chết trên đại dương được chủ yếu tạo ra từ hoạt động trên mặt đất, những hoạt động đánh bắt không lâu dài và các vùng biển không được bảo vệ, khiến hệ sinh thái và những loài vật quý hiếm có nguy cơ bị biến mất. Tất cả những việc này thật sự đang diễn ra, và đã diễn ra được một thời gian khá lâu. Thế nên, nếu chúng ta không kiên quyết thay đổi tình hình, thì con cháu mình chính là người gánh chịu hậu quả".

Khu bảo tồn sẽ gồm hai khu vực riêng biệt, diện tích tổng cộng 12.700km2. Khu vực đầu tiên chạy dọc theo rìa của thềm lục địa, sẽ bảo vệ ba hẻm núi lớn cắt sâu vài cây số và thềm lục địa. Những hẻm núi được bao phủ bởi san hô, hải quỳ và bọt biển.


Những loài vật biển sống trong khu bảo tồn mới vừa được thành lập bắt đầu từ 240km ở ngoài khơi bờ biển vùng New England. (Ảnh: Nhóm nghiên cứu Canyons và chương trình khám phá của NOAA).

Ở phía nam thềm lục địa, là khu vực vực thẳm sâu hút, khu vực bảo tồn thứ hai sẽ bảo vệ bốn núi ngầm dưới biển ở đây, lần lượt là núi Bear, Physalia, Retriever, và Mytilus. Nằm cao hơn 2100km dưới đáy đại dương, bốn ngọn núi này là những ngọn núi lửa cổ đại được hình thành hàng trăm triệu năm trước bởi những dòng magma nóng chảy tạo nên núi lửa ở bang New Hampshire.

Những khu bảo tồn mới kéo dài 320km từ thềm lục địa đến rìa ngoài cùng của vùng đặc quyền kinh tế, là nơi có sự tồn tại phong phú của các loài vật và dạng sống còn nguyên sơ nhất trên cả diện rộng và cả chiều sâu.

"Đây là nơi bạn có thể tìm thấy những loài vật nhỏ và to khác nhau mà chưa được đặt tên bởi các nhà khoa học. Chúng là đại diện cho những thứ chúng ta vẫn chưa khám phá được về đại dương, là những di sản thiên nhiên của chúng ta trong tương lai", nhà nghiên cứu khoa học Peter Auster tại Mystic Aquarium và giáo sư danh dự tại Đại học Connecticut, cho biết.


Bản đồ khu vực vùng bảo tồn mới ở vùng biển New England, phía đông bắc Hoa Kỳ. (Ảnh: Riley D. Champine).

Việc thành lập các khu bảo tồn ở vùng New England sẽ dẫn đến việc mở thêm các khu bảo tồn đại dương khác ở vùng biển Papahānaumokuākea, phía tây bắc đảo Hawaii, dự kiến đây sẽ là khu bảo tồn lớn nhất trên Trái Đất. Và điều này khiến Obama trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thực hiện bảo tồn nhiều nhất, kể cả dưới nước.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp đánh bắt cá cho mục đích thương mại đã quyết định chống lại đạo luật mới ở vùng biển này, họ yêu cầu nên tạo lập khu bảo tồn ở Cashes Ledge, một sườn núi nằm gần bờ biển khác của New England, nơi gần bờ biển hơn và có nhiều sinh vật biển hơn.

Jon Williams, CEO của Công ty Cua đỏ New Bedford ở Đại Tây Dương cho biết về đạo luật mới: "Sau 40 năm đánh bắt cua đỏ, ngư trường của chúng tôi được cho là vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ bởi những người khảo sát di tích. Nếu sau 40 năm đánh bắt mà chúng tôi vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, thì tại sao cần phải áp dụng khu bảo tồn để ngăn chặn những hoạt động đánh bắt hải sản ở vùng này?"


Khu bảo tồn mới có lượng các loài vật và dạng sống biển rất phong phú, từ nhỏ đến lớn đều là những loài sống rất nguyên sơ. (Ảnh: Nhóm nghiên cứu Canyons và chương trình khám phá của NOAA).

Trên toàn nước Mỹ, có 8 hội đồng được lập nên và dựng kế hoạch cụ thể của mình về việc khai thác và thu hoạch khoáng sản biển trong một quy trình khép kín. Lãnh đạo của tất cả 8 hội đồng đều viết thư yêu cầu ông Obama cho phép họ tiếp tục đánh bắt hải sản ở những vùng được thành lập khu bảo tồn. Phân chia ranh giới trong các khu bảo tồn cho những hoạt động đánh bắt thương mại.

"Tuy nhiên, ngoài những loài động vật biển, các nhà khoa học còn muốn hướng đến những khoáng sản đang dần bị cạn kiệt và muốn tạo nên khu bảo tồn với mục đích mở một phòng nghiên cứu tự nhiên để theo dõi và khám phá những tác động của biến đổi khí hậu", theo thông cáo từ Nhà Trắng.

Các mối đe dọa khiến các nhà khoa học phải thành lập các khu bảo tồn bao gồm việc thăm dò và khai thác dầu mỏ, khí đốt, vỏ mangan, methane hydrate. Một số cuộc thăm dò gần đây cho thấy mathane lạnh đã gây ảnh hưởng đến các loài vật sống sâu ở đáy biển như các loài chemosynthetic, chúng chỉ sống trong bóng tối và dinh dưỡng bằng các năng lượng hóa học từ mathane.

Cập nhật: 20/09/2016 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video