Thay đổi thế giới với... 5 USD

Chính phủ nhiều nước đã chi nhiều tỉ USD để cứu các nền kinh tế đang chìm trong suy thoái. Tuy nhiên, có thể thay đổi thế giới tốt hơn chỉ với 5 - 50 USD. Đó chính là đích ngắm của cuộc thi sáng tạo mang tên FT Climate Change Challenge (Kêu gọi thay đổi khí hậu). 

 Cuộc thi đặc biệt này do Báo The Financial Times và tổ chức từ thiện Forum for the Future phối hợp tổ chức. Người tham dự phải đưa ra các dự án, phát minh khả thi giúp môi trường thay đổi theo hướng tốt hơn. Nhà tài trợ cuộc thi (hãng Hewlett-Packard) thưởng 75 ngàn USD cho việc hiện thực hóa dự án giành giải nhất.

Có đến gần 300 dự án tham dự cuộc thi. Ban giám khảo 8 người gồm các nhà khoa học danh tiếng chấm điểm các dự án trên 2 tiêu chí: môi trường và tiết kiệm kinh tế. Trải qua 3 giai đoạn, cuối cùng có 5 dự án vào vòng chung kết. Thanh Niên giới thiệu 2 trong số 5 dự án được cho là thú vị nhất.

Vỏ bọc kỳ diệu 

 

Theo tính toán của Fleck, nếu toàn bộ xe tải ở Mỹ sử dụng vỏ bọc Deflecktor thì sẽ tiết kiệm 1,74 tỉ USD/năm - Ảnh: deflecktor.com


Tác giả dự án này - Jon Fleck, cho rằng lốp xe góp phần tiêu tốn ít nhất 2% lượng nhiên liệu. Bởi lực cản do gió phát sinh khi bánh xe quay, nên chuyển động của xe bị chậm lại. Fleck cho rằng nếu che kín phần mâm bánh xe thì sẽ khắc phục được nhược điểm này. Phần vỏ bọc đầu tiên (3,5 kg) Fleck thiết kế cách nay 20 năm, nhưng khi đó không được sử dụng rộng rãi vì nặng nề nên cũng tốn nhiên liệu. Đến nay vỏ bọc này chỉ nặng 800 gr vì được làm bằng giấy chuyên dụng và giá khoảng 50 USD.

Bếp mặt trời bằng hộp giấy

 

Kết cấu bếp Kyoto Box cực kỳ đơn giản - Ảnh: deflecktor.com

Đây là dự án giành giải nhất. Nhà sáng chế Jon Bohmer, người Na Uy sau khi nhận 75 ngàn USD tiền thưởng đã mở nhà máy tại Nairobi, Kenya, để sản xuất những chiếc bếp dùng năng lượng mặt trời với tên gọi Kyoto Box. Dự kiến mỗi tháng sẽ có 2,5 triệu chiếc lò như thế ra đời.

Kyoto Box có kết cấu cực kỳ đơn giản: 4 mặt phía trên của hộp carton được dán giấy bạc, hay các lá nhôm mỏng để hút nhiệt lượng từ các tia nắng mặt trời. Phía bên trong hộp được sơn đen dùng để giữ nhiệt. Các khoảng không bên trong của hộp có thể chèn thêm các vật liệu giữ nhiệt như rơm, rạ hay báo cũ. Phía đáy hộp có tấm nhôm (bếp). Đặt chiếc xoong nấu súp, hay ấm đun nước lên bếp, sau đó đóng 4 mặt phía trên lại, đem ra đặt dưới ánh nắng mặt trời và bắt đầu đun, nấu.

Theo Jon Bohmer, trong 2 giờ đồng hồ, một chiếc Kyoto Box có thể đun sôi 10 lít nước. Điều này rất quan trọng với người dân châu Phi, nơi có hàng triệu người bị chết do không được hưởng nguồn nước sạch. Kyoto Box là phương cách hiệu quả nhất giúp dân nghèo châu Phi thoát khỏi những cái chết oan uổng. Điều đáng nói là mỗi chiếc Kyoto Box chỉ 5 USD, giá mà ai cũng có thể mua được. Dùng nó, người dân không cần củi và theo đánh giá của các chuyên gia, mỗi gia đình dùng bếp này một năm có thể giúp giảm 2 tấn khí thải độc hại lên không trung.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video