Thế giới động vật, những điều ít biết (II)

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên, chẳng hạn như muỗi có tới 47 chiếc răng hay ở loài cá ngựa, con đực mới giữ vai trò mang thai ...

>> Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết


Cự đà sống phổ biến tại các khu rừng già ở khu vực Caribbe, Trung và Nam Mỹ. Ảnh: True Wildlife.

Cự đà có 2 dương vật.

Cá mập voi có hơn 4.000 răng. Mỗi chiếc chỉ dài 3mm.

Muỗi bị hấp dẫn nhất trước màu xanh nước biển, gấp 2 lần so với bất kỳ màu sắc nào khác.

Tim của một con tôm tọa lạc trên đầu của nó.

Cá mập dường như là loài động vật duy nhất không bao giờ bị bệnh. Chúng miễn dịch với mọi loại bệnh, kể cả ung thư.

Hươu cao cổ không có dây thanh âm.


Cá ngựa đực mang thai hộ vợ. Ảnh: Marine Discovery Centre.

Ở loài cá ngựa, con đực giữ vai trò mang thai.

Chim hải âu lớn có thể ngủ trong lúc bay.

Cơ quan sinh dục của một con nhện đực nằm ở phần cuối một trong những chiếc chân của nó.

Các tai của một con dế nằm trên những chân trước, ngay phía dưới khớp gối.

Chỉ có đom đóm đực mới có thể bay được.

Ở loài muỗi, chỉ có con cái chích và hút máu người.

Cá tuế có răng trong cổ họng của chúng.

Khỉ đực cũng rụng tóc trên đầu tương tự như các quý ông của chúng ta.

Nếu một con tôm hùm mất một mắt, nó sẽ phát triển một mắt khác.

Linh cẩu thường ăn phân của những động vật khác.

Con người và cá heo là những loài duy nhất quan hệ tình dục vì khoái lạc.

Ếch không thể nuốt nếu không chớp mắt.

Hồng hạc tè lên chân của chúng để tự làm mát. Loài chim này cũng chỉ có thể ăn với đầu lộn ngược.

Chim hoàng yến cái không thể hót.

Đại bàng giao phối trên không.

Vịt chỉ đẻ trứng vào sáng sớm.

Cá heo ngủ với một mắt mở.

Cá sấu nuốt sỏi để giúp chúng lặn sâu hơn. Kỳ lạ hơn, cá sấu con không có nhiễm sắc thể giới tính và giới tính của chúng do nhiệt độ quyết định. Nếu trứng cá sấu được ấp ở nhiệt độ trên 33 độ C, trứng sau đó sẽ nở thành cá sấu đực. Ở các mức nhiệt độ thấp hơn, trứng chỉ nở thành cá sấu cái.

Trâu bò là những động vật có vú duy nhất tè về phía sau.

Mèo không thể nếm được những thứ có vị ngọt.

Lạc đà có ba mí mắt để bảo vệ chúng khỏi cát bay.


Thiên nga là loài chim duy nhất có dương vật. Ảnh: Wikipedia.

Thiên nga là loài chim duy nhất có dương vật.

Hải ly có răng màu da cam. Với chỉ một lần hít thở, chúng có thể bơi một mạch 800 mét dưới nước.

Dơi luôn rẽ trái khi rời khỏi một hang động.

Mắt của đà điểu lớn hơn não của chúng.

Vòi của một con voi không có xương nhưng sở hữu tới 40.000 cơ.

Mọi gấu Bắc cực đều thuận tay trái.

Sau khi ăn, ruồi ợ ra những thứ vừa đánh chén và ăn lại chúng một lần nữa!


Bò tót mù màu nên chỉ bị kích động bởi chiếc áo choàng phất phất của đấu sĩ dù nó màu gì.
Ảnh: WordPress.

Bò tót mù màu, vì thế chúng thường sẽ tấn công tấm áo choàng mà một đấu sĩ đấu bò vung vẩy dù nó màu gì, đỏ hay vàng.

Ở loài trai, tất cả các cá thể bắt đầu là con đực. Tuy nhiên, một số con trai quyết định trở thành con cái tại một số điểm nào đó trong cuộc đời của chúng.

Da của gấu Bắc cực có màu đen. Lông của chúng không phải là màu trắng mà thực tế là màu sáng trong.

Dương vật của một con lợn có hình xoắn ruột gà.

Sâu bướm không có dạ dày.


Chuột túi không thể nhảy nếu đuôi không chạm đất. Ảnh: True Wildlife

Chuột túi không thể nhảy nếu đuôi của nó không chạm mặt đất.

95% cơ thể sứa là nước.

Một con hươu cao cổ có thể dùng chiếc lưỡi dài 53cm của nó để tự làm sạch đôi tai.

Mọi tuyến mồ hôi của một con bò nằm trong mũi của nó.

Muỗi có 47 răng.

Trong suốt cuộc đời của mình, một con hàu sẽ thay đổi giới tính của nó nhiều lần.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video