Thế giới duy trì "vũ khí" chống biến đổi khí hậu

Gần 200 nước hôm 8/12 nhất trí gia hạn nghị định thư Kyoto, hiệp định nhằm khống chế lượng khí thải của các quốc gia giàu, tới cuối thập niên này nhằm ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu.


Bộ trưởng Môi trường Bard Vegar của Na Uy nói chuyện với những
người tham gia cuộc biểu tình bên trong trung tâm hội nghị về biến
đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Doha hôm 8/12 để yêu cầu các
nhà lãnh đạo thế giới hành động khẩn cấp để ứng phó tình trạng ấm
lên toàn cầu. 

Quyết định gia hạn nghị định thư Kyoto tới năm 2020 được đưa ra trong một hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Doha hôm 8/12 sau những phiên họp căng thẳng, bất chấp sự phản đối của Nga. Những điều khoản trong quyết định bao gồm việc các nước giàu cam kết tài trợ tiền cho nỗ lực thích nghi với biến đổi khí hậu của các nước nghèo và mục tiêu ký kết hiệp định chống biến đổi khí hậu mới trước thời điểm cuối cùng của năm 2015, AP đưa tin.

Giới phân tích không hề đặt kỳ vọng quá cao vào hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Doha, một sự kiện kéo dài hai tuần. Nhiều nước đang phát triển phản đối quyết định gia hạn nghị định thư Kyoto vì cho rằng quyết định đó sẽ không thể giúp nhân loại ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu.

"Đây không phải là kết quả mà chúng tôi mong đợi vào phiên bế mạc hội nghị. Chắc chắn việc gia hạn nghị định thư Kyoto sẽ không thể giúp ngăn chặn tình trạng các hòn đảo chìm sâu hơn xuống biển và hứng chịu những tác động khó lường khác của biến đổi khí hậu", Ngoại trưởng Nauru, ông Kieren Keke, phát biểu.

Những cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc bảo trợ trong suốt hai thập kỷ qua đã không đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) - thủ phạm khiến nhiệt độ trung bình trên địa cầu tăng dần. Nghị định thư Kyoto, ra đời vào năm 1997 nhằm kiểm soát lượng khí thải của những nước phát triển, được coi là thành tựu lớn nhất của các cuộc đàm phán dai dẳng. Tuy nhiên, Mỹ không ký nghị định thư Kyoto vì nó không đề ra giới hạn về lượng khí thải đối với Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác.

Nghị định thư Kyoto sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay. Vì thế, thất bại trong việc gia hạn hiệp định sẽ được coi là một bước lùi đối với các vòng đàm phán. Với việc Nga, New Zealand, Canada và Nhật Bản từ chối ký vào quyết định gia hạn, nghị định thư Kyoto sẽ chỉ kiểm soát 15% tổng lượng khí thải của thế giới.

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video