Thế hệ đàn anh của cơn ác mộng X-47B

Việc Mỹ liên tiếp thử nghiệm thành công “cơn ác mộng” X-47B trên tầu sân bay đã khiến cho nhiều quốc gia “ăn ngủ không yên”. Thế nhưng để có được thành quả như ngày hôm nay X-47B không thể không “cảm ơn” những thế hệ X-45 đàn anh của mình…

Khởi nguồn X-45

Từ năm 1999, Boeing đã trở thành nhà thầu chính trong một hợp đồng ký với Không quân Mỹ để nghiên cứu chế tạo UCAV. Trong khuôn khổ hợp đồng này, Boeing đã thiết kế thành công 2 mẫu thử nghiệm đầu tiên có tên X-45A sử dụng cho nhiệm vụ chế áp phòng không hoặc tấn công.

X-45A là thiết kế máy bay tàng hình với kiểu cánh cụp về phía sau, cấu trúc thân làm bằng vật liệu tổng hợp, không có cánh đuôi, có sải cánh 10,31 m và tổng chiều dài thân là 8,03 m.

Các thiết bị điện tử trang bị cho X-45A gồm: radar anten mạng pha quét tia điện tử chủ động, radar SAR và các hệ thống đối phó điện tử. Radar SAR do Raytheon thiết kế có khả năng “tạo ra” những bức ảnh có độ phân giải 80cm ở tầm 80km.


X-45 được coi là "kẻ dẫn đường" cho thành công của dòng X-47 sau này của quân đội Mỹ...

X-45A có lắp các giá treo kết hợp có khả năng mang thêm các thùng dầu phụ để tăng tầm hoạt động hoặc thời gian tác chiến, hoặc mang vũ khí cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. X-45A mang được các loại bom có điều khiển chính xác cao. X-45A được lắp động cơ phản lực cánh quạt đẩy F124-GA-100 của Honeywell, cho phép đạt tốc độ hành trình 0,75M và trần bay khoảng 10.000m.

X-45A khi hoạt động được điều khiển thông qua đài điều khiển UCAV ở mặt đất (do NASA cung cấp), các tín hiệu được truyền qua kênh truyền dẫn dữ liệu vệ tinh. BAE System cũng đang có một hợp đồng với Mỹ cung cấp hệ thống điều khiển phương tiện bay.

Mang tới ý tưởng cho X-47B

Dựa trên dự án ban đầu các nhà nghiên cứu của Boeing tiếp tục phát triển một biến thể khác của X-45 là X-45C. Về cơ bản, X-45C phần nào giống với mẫu X-46 của Boeing được thiết kế thử nghiệm cho Hải quân Mỹ. X-45C cũng được thiết kế với hình dáng đặc biệt, có sải cánh 15,24 m và không có đuôi, tổng trọng lượng rỗng khoảng 16.000kg.

Các thiết bị điện tử có thể gồm radar SAR, hệ thống đối phó điện tử. Đặc biệt, X-45C có khả năng tự động tiếp dầu trên không. X-45C có trần bay khoảng 12.000m, tốc độ hành trình 0,85M. Vũ khí của X-45C là 2 bom thông minh 905kg.

Boeing bắt đầu lắp ráp 3 chiếc X-45C từ tháng 6/2004 và thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 2007. Theo các nhà nghiên cứu cũng như các chuyên gia quân sự nhận định X-45C chính là một bước phát triển vượt bậc đối với thế hệ X-45A trước đó.


X-45 là một trong những UAV thế hệ mới đầu tiên được Lầu Năm góc đặt hàng.

Cũng chính bởi bước phát triển này mà dòng X-47 sau đó đã có một kiểu dáng thiết kế hết sức độc đáo và mang lại nhiều tính năng cơ động hơn khi thực hiện nhiệm vụ trên không.

Có thể nói, 2 dự án thử nghiệm X-45C và X -47B được xem như là bước phát triển kế tiếp của chương trình chế tạo UCAV thế hệ mới của Mỹ. Hai mẫu thử nghiệm này có một số đặc điểm mới như: ứng dụng công nghệ tàng hình ở mức độ cao hơn, có kích thước tương tự với máy bay chiến đấu chiến thuật tầm xa để trong tương lai gần đáp ứng các mong đợi của Không quân và Hải quân Mỹ.

Như vậy, sẽ không ngoa khi nói rằng X-45 chính là đàn anh, người mang đến một ý tưởng thiết kế trọn vẹn cho X-47B để loại máy bay này trở thành “cơn ác mộng” mới trên không của người Mỹ.

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video