Theo vật lý học, rất khó để luộc trứng chín tới

Chỉ những ai thường xuyên luộc trứng mới hiểu việc này khó thế nào, dù canh đúng y thời gian thì kết quả vẫn... mỗi lần mỗi kiểu.

Luộc trứng vừa chín tưởng không khó ai ngờ khó không tưởng! Theo vật lí học, để luộc trứng vừa chín cả lòng đỏ lẫn lòng trắng thì có rất nhiều yếu tố đóng góp vào.

Có lẽ bạn đã không xem xét hết tất cả các yếu tố. Đừng xem thường, vấn đề này cần nhiều tế bào não hơn bạn nghĩ! Sẵn sàng chưa nào?

Vậy thì trước hết, hãy nhớ 3 yếu tố quan trọng nhất khi luộc trứng: kích cỡ - nhiệt độ trứng trước khi luộc, và bất ngờ thay - độ cao của nơi bạn đang sống.

Kích cỡ - nhiệt độ trứng trước khi luộc

Quả trứng trông nhỏ bé mà phức tạp lắm. Lòng đỏ và lòng trắng chứa lượng chất béo và protein khác nhau, nên nhiệt độ chín cũng khác biệt.

Lòng trắng sẽ mau chín hơn. Cụ thể là ở khoảng 62-65 độ C, lòng trắng bắt đầu đông lại rồi, nhưng lòng đỏ cần tới 65-70 độ C.


Cùng trong một vỏ nhưng lòng đỏ và lòng trắng khác nhau lắm

Vậy là nếu bạn luộc trong thời gian chưa đủ lâu, nhiệt độ chưa đủ cao thì có thể lòng trắng đã chín còn lòng đỏ thì chưa, vẫn còn đang "chảy chảy" như... nham thạch. Và do vậy bạn sẽ có món trứng lòng đào tuyệt ngon (một cách rất tình cờ)!

Ngoài ra, có lẽ bạn thừa biết: trứng nhỏ sẽ ít tốn thời gian để luộc hơn, và trứng lấy ra từ tủ lạnh sẽ lâu chín hơn trứng để ở nhiệt độ phòng.


Trứng nhỏ sẽ ít tốn thời gian để luộc hơn.

Độ cao nơi mình sống

Đây mới thật là "nhân tố bí ẩn" mà bạn không tính đến khi luộc trứng. Tại sao ư? Vì chất lỏng (ở đây là nước luộc trứng) chỉ sôi lên khi áp suất hơi bên trong bằng với áp suất khí quyển. Mà càng lên cao thì không khí càng loãng, áp suất khí quyển giảm xuống, kéo theo nhiệt độ sôi cũng giảm theo.

Một khi nước đã sôi, chúng sẽ giữ nguyên nhiệt độ đó rồi bay hơi chứ không nóng lên được nữa đâu. Mà trứng thì cần cung cấp đủ năng lượng nhiệt để có thể đông lại. Vì vậy càng lên cao, bạn càng phải luộc trứng trong thời gian lâu hơn để cung cấp đủ năng lượng nhiệt cho nó.


"Bay lên cao như cồn cào" là có thật. Bạn bị bỏ đói vì luộc hoài trứng vẫn chưa chịu chín!

Điều này cũng được áp dụng để giải thích cho việc:

  • Bạn không thể luộc trứng trên đỉnh Everest, năng lượng nhiệt cần có cho trứng không đủ để đáp ứng.
  • Tương tự với chuyện luộc khoai trên đồi núi, càng lên cao bạn càng phải chờ lâu hơn để khoai chín.
  • Nếu ra ngoài vũ trụ mà không mặc đồ phi hành gia, máu và nước bọt của bạn sẽ SÔI BÙNG BÙNG lên. Đó là vì ngoài không gian thì không có không khí, nhiệt độ sôi giảm xuống gần như bằng 0 nên vừa "bay giữa ngân hà" là bạn cũng... "sôi máu" lên liền!
  • Nồi áp suất hoạt động theo cách làm cho áp suất của khí bên trong tăng rất cao, khiến nhiệt độ nhanh chóng vượt qua mức 100 độ C. Thức ăn mau chín hơn.

Và đây là công thức tính thời gian trứng chín

Bạn đã hiểu các yếu tố khiến quả trứng chín nhanh hay chậm rồi chứ? Kích cỡ - nhiệt độ trứng trước khi luộc này. Và độ cao của nơi mình luộc trứng (so với mặt nước biển) nữa đó.

Cơ bản là vậy, nhưng nhà vật lí học Charles Williams tại ĐH Exeter, Anh còn đi vào chi tiết hơn. Ông nghiền ngẫm các yếu tố và mối liên quan giữa chúng. Cuối cùng đã cho ra công thức tính thời gian luộc trứng "trăm quả trăm chín" như sau:

t = m * K * log(ywr * (T trứng – T nước)/(T – T nước))

Trong đó t là thời gian trứng chín, m là khối lượng trứng, K là độ dẫn nhiệt của trứng, T là nhiệt độ giữa lòng đỏ và lòng trắng, T trứng là nhiệt độ trứng, T nước là nhiệt độ nước, và ywr là tỷ lệ giữa lòng đỏ - lòng trắng.


Tìm google cách luộc trứng chín hoàn hảo, nó hiện ra công thức này thì thôi, ăn món khác đi.

Đó, bạn thấy chưa, luộc được quả trứng chín hoàn hảo cần thời gian chuẩn xác, điều này cực kỳ khó. Vậy nên hãy trân trọng những người luộc trứng chín hoàn hảo (hay chí ít là ngon hoàn hảo) bằng kinh nghiệm "chinh chiến" bếp núc của họ đi, không phải dạng vừa đâu!

Nhưng đây là 1 vài mẹo nhỏ hữu ích có thể giúp bạn luộc chín trứng!

Bạn nên chờ nước sôi rồi hãy thả trứng xuống. Bấm móng tay vào đầu "cùn" hơn của quả trứng, giúp nó tiếp xúc nhiều hơn với bong bóng khí, không bị vỡ ra. Thêm giấm để làm mềm vỏ, lúc bóc vỏ sau đó sẽ dễ dàng hơn.

Cập nhật: 11/04/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video