Thí nghiệm đau đớn

Rất cần sự dũng cảm để biến mình thành "chuột lang" nhân danh khoa học, và mới đây đã có người tình nguyện để ong cắn nhiều lần để tìm ra điểm đau nhất trên cơ thể.

Xuyên suốt lịch sử khoa học từ xưa đến nay, không phải ai cũng dám lấy bản thân thực hiện những thí nghiệm nguy hiểm. Benjamin Franklin, một trong những "cha già của nước Mỹ", đã bị sét đánh khi thả diều trong lúc trời bão vào năm 1752 để chứng minh sét mang theo điện tích. Nam tước Humphry Davy của Anh khi còn là một dược sĩ tập sự đã phát hiện cách điều chế khí cười và biến nó thành khí gây mê hữu hiệu. Trong khi đó, nhà khoa học Albert Hofmann (Thụy Sĩ) đã hít ma túy gây ảo giác cực mạnh là LSD trong nỗ lực điều chế các loại thuốc mới.


Cho ong đốt để thí nghiệm độ nhạy cảm của cơ thể - (Ảnh: Reuters)

Mới đây, Michael Smith của Đại học Cornell (Mỹ) đã dùng cơ thể mình và trải qua hàng tuần đau đớn chỉ để trả lời một câu hỏi: Chỗ nào bị ong đốt đau nhất? Báo cáo, đăng trên chuyên san PeerJ, có thể cung cấp kiến thức mới về sự nhạy cảm của cơ thể người đối với những tác động gây đau đớn về mặt tổng quát. Chuyên gia Smith, hiện nghiên cứu các tổ ong, cho hay ý tưởng trên đã xuất hiện sau cuộc trao đổi với giáo sư hướng dẫn về các mối nguy hiểm liên quan đến nghề nghiệp. “Chúng tôi cho rằng nếu bị ong đốt ở tinh hoàn ắt hẳn rất đau. Hai ngày sau đó, tôi bị ong đốt vào đúng chỗ đấy, nhưng hóa ra nó không đau lắm như tưởng tượng”, theo nghiên cứu sinh Smith.

Và thế dự án khoa học mới được khởi động. Sau khi chọn 25 điểm trên cơ thể, Smith dùng kẹp gắp ong mật tiếp xúc với da cho đến khi con vật đốt mới thôi, và để kim ở nguyên vị trí trong vòng 1 phút. Mỗi ngày Smith cho ong đốt 5 lần, và kéo dài suốt 38 ngày. Kết quả thu được không giống như dự kiến. Anh chia trải nghiệm đau theo thang điểm từ 0 đến 10, chẳng hạn như ong đốt vào cánh tay gây cơn đau nhức ở mức 5. Tinh hoàn hóa ra lại là điểm đau nhiều thứ 4, ở mức 7 điểm, tương đương như ong đốt vào má, lòng bàn tay và nách. Chỗ đau nhất chính là lỗ mũi (9 điểm), kế đến là môi trên (8,7) và bộ phận sinh dục đứng thứ 3 (7,3). Điểm ít đau nhất là da đầu, đầu ngón chân giữa, cánh tay trên, đều ở mức 2,3 điểm.

Dù bị ong cắn thường xuyên trong lúc làm thí nghiệm, Smith thừa nhận rằng không thể nào chịu nổi khi để ong đốt vào mũi đến lần thứ 3. “Tôi thật sự không muốn bị đốt vào chỗ đấy nữa. Cơ thể bạn sẽ phản ứng kịch liệt khi bị ong đốt, nhảy mũi, thở khò khè, mắt mũi chảy nước”, nghiên cứu sinh người Mỹ nhớ lại. Sau khi kết luận rằng cơ thể con người có độ nhạy cảm khác nhau ở từng bộ phận, Smith cho hay thông thường ong không có khuynh hướng hùng hổ tấn công người. Nếu bị một con ong bám theo, đừng hoảng hốt, giữ bình tĩnh và không nên để hơi thở rối loạn, vì ong thường bị hấp dẫn bởi khí CO2. Cứ bước đi bình thường thì ai cũng ổn. Duy có ong bắp cày là trường hợp ngoại lệ và nên cẩn thận.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video