Thí nghiệm thành công thuốc ngừa bệnh tim mạch và tiểu đường

Các nhà nghiên cứu của Mỹ vừa thí nghiệm thành công thuốc phòng ngừa bệnh tim mạch và tiểu đường ở chuột. Dự tính, loại thuốc này sẽ được phát triển để phòng ngừa hai bệnh trên ở người.

Loại thuốc này được các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Harvard phối hợp với Bristol-Meyers Squibb sản xuất nhằm ngăn chặn một loại protein cần có để đưa chất béo đi quanh cơ thể người. Chính loại protein này đã giúp chuột chống lại các bệnh trên.

Theo Gokhan Hotamisligil, trưởng khoa Gene và các bệnh phức tạp, thuộc trường Y tế cộng đồng, "loại thuốc này đã làm được một công đôi việc”. Những con chuột được tiêm thuốc này sẽ có khả năng miễn dịch với bệnh tiểu đường, bệnh tim và các rối loạn chuyển hóa ngay cả khi chúng rất mập, có lượng cholesterol cao và ăn nhiều món có hàm lượng béo. 

Những người béo có nguy cơ phát bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn (Ảnh: randomfatkids)

Công trình nghiên cứu của Hotamisligil được đăng trên tạp chí Nature, dựa trên những phát hiện từ trước trong quá trình nghiên cứu về một loại gene liên quan tới bệnh tiểu đường và chứng béo phì ở chuột. Họ phát hiện ra rằng những con chuột thiếu gene này có thể kháng lại những bệnh trên.

Hotamisligil cho biết gene kiểm soát lượng protein kết nối lipid có tên là aP2. Protein này dính vào mỡ trong máu và đưa chúng tới khắp nơi trên cơ thể, gây ra nhiều rắc rối. 

Khi chúng ta ăn đồ ăn có chất béo, những protein aP2 này sẽ gây ra một loạt phản ứng. Chúng giảm mức độ nhạy cảm với đường - làm giảm ảnh hưởng của hormone insulin - tăng nguy cơ bệnh tiểu đường - và tăng mức độ xơ cứng thành động mạch - nguy cơ đau tim.

Các nhà nghiên cứu không thể thay đổi gene của con người. Bởi vậy, một số người đã đặt ra câu hỏi: “Vì chúng ta không thể thay đổi gene của người, liệu có thể làm được việc này bằng hóa chất?”.

Hotamisligil đã phối hợp với Tiến sĩ Rex Parker, nhà nghiên cứu của Bristol-Myers Squibb, sản xuất ra một loại thuốc có thể ngăn chặn protein này. Đó là BMS309403. Đây là một hợp chất bắt chước việc di chuyển gene của gene aP2.

Năm ngoái, các nhà nghiên cứu của Harvard đã tìm thấy một đột biến của gene này ở một số người. Họ là những người ít có nguy cơ bị bệnh tiểu đường và bệnh đau tim mặc dù họ vẫn ăn đồ ăn có nhiều chất béo.  Ông nói: "Chúng tôi biết việc này diễn ra y hệt trong cơ thể con người và chúng tôi biết hợp chất này có thể làm những gì mà di truyền học làm. Điều này quả thực đã khích lệ chúng tôi rất nhiều".

Nhưng trước mắt, các nhà nghiên cứu phải chứng tỏ được rằng hóa chất này không độc hại đối với cơ thể con người. Vấn đề này đòi hỏi phải có nhiều thí nghiệm nữa. Không phải bệnh gì cũng có thể chữa được ngay trong ngày mai.

Ông nói thêm: “Nếu hợp chất này hoặc một hợp chất tương tự được xác nhận là an toàn và hiệu quả trong cơ thể con người, thì chúng ta sẽ có một loại thuốc tuyệt vời” .

TAM HÀ

Theo Reuters, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video