Thiên hà Tiên Nữ sẽ nuốt dải Ngân Hà của chúng ta?

Kết quả một nghiên cứu mới đây cho biết trong khoảng 5 tỷ năm tới, dải Ngân Hà sẽ bị nuốt trọn bởi một “người hàng xóm” - thiên hà Andromeda, hay còn gọi là thiên hà Tiên nữ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thiên hà khổng lồ trong vũ trụ đã dừng việc tạo các sao mới và đang có xu hướng “ăn” các thiên hà khác để phát triển.

Các nhà thiên văn đã quan sát hơn 22.000 thiên hà khác nhau và thấy rằng hoạt động tạo sao mới từ các chất khí được thực hiện một cách hiệu quả hơn bởi những thiên hà nhỏ; trong khi các thiên hà lớn lại tăng trưởng nhờ vào việc tiêu thụ những thiên hà khác, thay vì sản sinh thêm các sao.


Ảnh: Reuters

Những thông tin chi tiết về nghiên cứu đã được tạp chí hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh đăng tải vào thứ Sáu vừa qua.

“Ban đầu, mọi thiên hà đều nhỏ, và chỉ lớn lên bằng cách thu thập các chất khí và biến chúng thành những ngôi sao", Aaron Robotham, tác giả chính của nghiên cứu, hiện đang làm việc tại Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Thiên văn học Vô tuyến (ICRAR) thuộc Đại học Tây Australia cho biết. “Thỉnh thoảng, những thiên hà này lại bị "xơi tái" bởi các thiên hà khác lớn hơn rất nhiều".

Về phần mình, dải Ngân Hà của chúng ta được dự kiến sẽ tăng kích thước bằng việc tiêu thụ hai thiên hà hình lùn bên cạnh - đám mây Magellan Lớn và Nhỏ - trong khoảng 4 tỷ năm, cho tới khi bản thân dải Ngân Hà cũng sẽ bị “nuốt” bởi thiên hà Andromeda trong vòng 5 tỷ năm tới.

“Về mặt kỹ thuật, Andromeda sẽ ‘ăn’ chúng ta, bởi nó là thiên hà lớn hơn", Robotham cho biết.

Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu thu thập từ kính viễn vọng Anglo-Australian được đặt tại New South Wales, Australia với tư cách một phần của cuộc khảo sát mang tên Galaxy And Mass Assembly (GAMA), đứng đầu là giáo sư Simon Driver thuộc ICRAR.

Cuộc khảo sát này được hoàn thành sau 7 năm, với sự tham gia của hơn 90 nhà khoa học.

Robotham cho biết khi các thiên hà phát triển, chúng tạo ra lực hấp dẫn lớn hơn và có thể dễ dàng hút những thiên hà lân cận. Sức hút này sẽ tập hợp các cụm thiên hà rải rác, tạo thành một vài thiên hà khổng lồ. Tuy nhiên, quá trình này phải mất vài tỷ năm mới hoàn thành.

“Nếu bạn chờ đợi trong một thời gian rất, rất, rất dài, thì quá trình này cuối cùng cũng sẽ xảy ra, nhưng thời gian chờ đợi của bạn sẽ phải gấp nhiều lần tuổi của vũ trụ hiện nay", Robottham cho biết.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Theo Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video