Thiên thạch Chondrit là gì?

Chondrit là loại thiên thạch đá (phi kim loại) chưa bị biến đổi do sự tan chảy hoặc biến thái của vật thể mẹ.

Chondrit là loại thiên thạch phổ biến nhất rơi xuống Trái đất với các ước tính về tỷ lệ khoảng giữa 85,7% và 86,2% các vụ thiên thạch rơi xuống Trái đất. Hiện có hơn 27.000 chondrit được sưu tập trên thế giới. Chondrit lớn nhất được phát hiện có trọng lượng 1770kg, là một phần của trận mưa Thiên thạch ở Cát Lâm, Trung Quốc năm 1976. Chondrit rơi có thể từ một viên duy nhất, đến trận mưa siêu bất thường gồm hàng ngàn viên đá, như đã xảy ra mùa thu năm 1912 ở Holbrook, ước tính có 14.000 viên đá trút xuống vùng miền bắc Arizona, Hoa Kỳ.

Chondrit được hình thành khi nhiều loại bụi và hạt nhỏ đã có mặt từ đầu trong Hệ mặt trời, tụ lại tạo thành các tiểu hành tinh cổ xưa, tuy nhiên là loại tích tụ có kích thước đủ nhỏ để không ở trạng thái tan chảy. Nó được coi là "trầm tích vũ trụ", chốt lại trong nó thông tin về lúc hình thành Hệ mặt trời. Nghiên cứu chúng cung cấp những đầu mối quan trọng để tìm hiểu nguồn gốc và tuổi Hệ mặt trời, sự tổng hợp của các chất hữu cơ, nguồn gốc sự sống hay sự hiện diện của nước trên Trái đất.


Thiên thạch Chondrit.

Chondrit hình thành khi nhiều loại bụi và hạt nhỏ vũ trụ tụ lại tạo thành các tiểu hành tinh trong hệ Mặt trời cổ xưa. Kích thước nhỏ dẫn đến không có sự tan chảy hay biến thái, tức là không có sự nguội đi và phân ra các lớp có trạng thái lý - hóa khác nhau như Trái đất. Dấu hiệu về tuổi thể hiện trong một thực tế rằng mức phổ biến của các nguyên tố không ổn định trong chondrit tương tự như tìm thấy trong khí quyển Mặt trời và các ngôi sao khác trong Ngân hà của chúng ta.

Chondrit có thành phần khoáng vật chủ yếu là olivin, pyroxen và plagiocla, nhưng cũng có thể (trừ trong chondrit cacbon) có kim loại niken, sắt, và sulfua sắt (troilit hay cuội sắt). Một trong những đặc điểm của chúng là sự hiện diện của chondrule, là hạt tròn silicat được hình thành với các khoáng vật khác nhau, thông thường chiếm từ 20% đến 80% theo thể tích của một chondrit. Các thiên thạch sắt có hàm lượng sắt và niken thấp có thể biến dị ra chondrit. Vẫn thạch không kim loại khác, là á chondrit (achondrite), là loại thiếu chondrule, được thành tạo gần đây hơn, ví dụ mảnh vỡ do va chạm của tiểu hành tinh từng có nhân lỏng.

Mặc dù nội nhiệt không làm các tiểu hành tinh chondrit trở nên đủ nóng để tan chảy, song rất nhiều trong số đó vẫn có thời kỳ đạt nhiệt độ đủ cao dẫn đến quá trình biến chất đá. Các nguồn nội nhiệt rất có thể là năng lượng do phân rã các đồng vị phóng xạ đã có mặt trong hệ Mặt trời lúc mới hình thành, song có chu kỳ bán rã ngắn (cỡ dưới một vài triệu năm). Số khác thì chứa một lượng nước đáng kể, tạo ra đá ngậm nước và có trường hợp hình thành được lớp sét.

Sau cùng, sự va chạm giữa hai tiểu hành tinh xảy ra, dẫn đến vỡ, có thể kèm xước. Nhiệt và áp suất sinh ra do va chạm tạo ra nóng chảy cục bộ, và hình thành các khoáng vật áp suất cao. Các mảnh thiên thạch vỡ tung ra các hướng khác với quỹ đạo vốn có, đi về những nơi như Trái đất.

Cập nhật: 27/03/2018 Theo vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video