Thiên thạch phát nổ ở Nga có tuổi ngang Hệ Mặt trời

Thiên thạch phát nổ trên bầu trời nước Nga hồi tháng 2 vừa qua được xác định có tuổi khoảng 4,56 tỉ năm, tương đương với tuổi của Hệ Mặt trời, RIA Novosti ngày 4/10 dẫn thông tin các nhà khoa học cho hay.

Chuyên gia Mikhail Marov thuộc Viện Hóa phân tích và Địa hóa học Vernadsky (Nga) cho biết các nhà khoa học đã xác định được tuổi của thiên thạch bằng phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ.


Thiên thạch phát nổ ở Nga được cho sẽ giúp giải mã lịch sử giai đoạn đầu của Hệ Mặt trời - (Ảnh: The Field Museum)

"Tuổi của thiên thạch Chelyabinsk, 4,56 tỉ năm tuổi, gần như trùng khớp với tuổi của Hệ Mặt trời của chúng ta. Điều này có nghĩa là chúng ta đã bắt được cái có thể gọi là vật chất sáng tạo", ông Marov nói.

"Chúng (các thiên thạch) nắm giữ lịch sử quá trình tiến hóa ở giai đoạn sớm nhất trong lịch sử Hệ Mặt trời", nhà khoa học Marov nói thêm.

Trước đó, các chuyên gia tại Viện Vernadsky từng cho biết những mảnh thiên thạch họ dùng để nghiên cứu là một phần của một tiểu hành tinh lớn hơn.

Được biết, ngày 15/2/2013, một tiểu hành tinh có kích cỡ từ 17-20 mét đã nổ tung trên bầu trời khu vực Chelyabinsk của Nga, làm khoảng 1.500 người bị thương, chủ yếu do kính vỡ bởi tác động của sóng xung kích.

Đây được xem là thiên thạch lớn nhất từng xâm nhập vào bầu khí quyển của Trái đất trong 83 năm qua.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video