Thời công nghệ, ngay cả vải cũng được "dệt" từ sợi quang, đèn led

Với các loại vải này, quần áo không còn là vật giữ ấm và làm đẹp mà còn thực sự hữu ích với cuộc sống của hiện đại của con người.

Vải dệt bằng sợi quang

Trong thời đại các thiết bị điện tử đa năng lên ngôi, mới đây, nhóm nghiên cứu của Yoel Fink tại Viện Công nghệ Massachusetts MIT (Mỹ) do Michael Rein chủ trì, đã sản xuất được một loại sợi quang kết hợp với các thành phần quang điện như diode, có thể được dệt thành vải và thậm chí cả giặt sạch mà không làm hỏng các thành phần điện tử của nó.


Loại vải dệt bằng sợi quang này rất có công dụng trong ngành truyền thông và y sinh học. Cụ thể như việc đo lường mức độ oxy hóa trong máu.

Các nhà nghiên cứu sử dụng một thanh polymer rộng khoảng vài centimét được đục hai lỗ, trong đó có các dây đồng và các thành phần cần thiết khác. Sau đó, một đầu của thanh polymer được đốt nóng cho tan chảy, sau đó được kéo thành sợi thật mảnh, cũng giống như kiểu chúng ta kéo dài kẹo cao su vậy. Những dây chỉ có đường kính vài micromét được tạo thành do sự kết hợp với các thành phần khác sau đó được tách ra khỏi sợi.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng loại sợi này để dệt thành vải. Tấm vải sau đó được đem rửa sạch thật nhiều lần để bảo đảm rằng các thiết bị điện tử vẫn hoạt động.

Được biết, loại vải dệt bằng sợi quang này rất có công dụng trong ngành truyền thông và y sinh học. Cụ thể như việc đo lường mức độ oxy hóa trong máu. Các ứng dụng đầu tiên dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2019.

Vải tích hợp màn hình

Nhiều năm nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu đưa ra nhiều loại vải được gọi là "hàng dệt thông minh", về căn bản là áo thun kết nối với các cảm biến hoặc được gắn các màn hình nhỏ. Nhưng mới đây là bước phức tạp cuối cùng khi các kỹ sư tích hợp được một màn hình thật linh hoạt trực tiếp ngay vào vải.


Với loại vải này, các thông tin như nhịp tim, lượng calo tiêu thụ sẽ hiển thị trực tiếp lên áo.

Thách thức này đã được các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Holst ở Eindhoven (Hà Lan) đáp ứng. Do cho đến nay, các loại màn hình gọi là linh hoạt cũng không thể co giãn và uốn cong theo mọi hướng như vải dệt thông thường, và nguy cơ nứt bể là việc đương nhiên. Vì vậy các nhà nghiên cứu đã tìm ra được giải pháp: gắn đèn LED, thường là ở trạng thái cứng, lên trên một chất nền polyimide và gói gọn trong cao su.

Màn hình được thiết kế có tên AMOLED với độ phân giải 32 x 32 pixel, có thể được tích hợp vào các loại vải. Đặc biệt màn hình nảy chỉ mỏng có 3 mm, một khi kết hợp với các cảm biến khác nhau sẽ cho ra các thông tin chẳng hạn như nhịp tim và lượng calo đốt cháy, hiển thị trực tiếp lên áo thun.

Theo Jeroen van den Brand, một trong số các nhà nghiên cứu, họ đang tiếp tục cải thiện hiệu suất và độ phân giải màn hình cũng như làm cho vải có thể cho vào máy giặt như các loại vải thông thường khác.

Cập nhật: 26/09/2018 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video