Thông qua dự án xây dựng đập thủy điện lớn thứ 3 thế giới

Ủy ban Điều phối Môi trường Brazil (Ibama) vừa thông qua dự án xây dựng công trình thủy điện Belo Monte, với tổng vốn đầu tư lên tới 17 tỷ USD, trên dòng sông Xingu thuộc khu vực rừng rậm nhiệt đới Amazon. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại rằng dự án này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.

Bản vẽ phối cảnh đập thủy điện Belo Monte.

Công trình thủy điện nói trên nằm tại bang Para ở miền Bắc Brazil, với tổng công suất ước tính 11.200MW, tương đương 11% sản lượng điện của Brazil. Khi đi vào hoạt động vào năm 2015, Belo Monte sẽ trở thành công trình thủy điện lớn thứ 3 trên thế giới, sau đập thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc và Itaipu của Paragoay và Brazil.

Tuy nhiên dự án này bị phản đối mạnh mẽ bởi những người dân địa phương và những tổ chức bảo vệ môi trường ở Brazil và các tổ chức cá nhân trên khắp thể giới. Các chuyên gia bảo vệ môi trường lo ngại đập chứa rộng 668 km2 của thủy điện Belo Monte sẽ làm ngập 400 km rừng, chiếm 0,01% diện tích rừng Amazon.

Một nhóm các nhà bảo vệ môi trường bao gồm Eletrobras, Odebrecht, Camargo Corrêa, và Andrade Gutierrez đã đưa ra một bảng đánh giá về tác động tiêu cực của thủy điện Belo Monte đối với môi trường, như thay đổi hệ thực vật, thay đổi chất lượng và hướng nước chảy khiến các loài cá phải thay đổi thói quen di cư.

Việc xây dựng thủy điện Belo Monte sẽ ảnh hưởng tới quần thể cá trên sông Xingu. Các nhà khoa học ước tính khoảng 600 loài cá, trong đó, nhiều loài cá chỉ có ở dòng sông này, sẽ bị đảo lộn về môi trường sống, khi đập thủy điện Belo Monte nắn dòng để tích nước. Điều này sẽ đe dọa khiến một số loài cá đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Bên cạch đó, Viện nghiên cứu quốc gia về rừng Amazon cũng lo ngại việc xây dựng thủy điện Belo Monte có thể làm tăng hiệu ứng nhà kính. Theo tính toán của cơ quan này, trong 10 năm hoạt động đầu tiên, tổ hợp đập Belo Monte sẽ sinh ra khoảng 112 triệu tấn khi CO2 cùng với 0,783 triệu tấn CO2 sinh ra trong quá trình xây dựng đập thủy điện Belo Monte.

Ngoài ra, lòng hồ chứa của thủy điện Belo Monte cũng sẽ sinh ra một lượng lớn khí mêtan do hàng trăm km2 rừng bị ngậm dưới lòng thủy điện.

Ngày Môi trường thế giới 2011

Năm 2011, Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) lựa chọn chủ đề chính thức cho Ngày Môi trường thế giới (WED) 2011 là Forests: Nature At Your Service (tạm dịch là “Rừng: thiên nhiên trong dịch vụ của bạn”).

Thông qua WED, UNEP có thể cá nhân hóa các vấn đề môi trường và giúp mọi người nhận ra không chỉ trách nhiệm mà còn quyền lực của mình trong việc thúc đẩy các hành động bảo vệ môi trường, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ rừng vì hiện có khoảng 1,6 tỷ người trên thế giới đang sống phụ thuộc vào rừng và rừng là ‘máy điều hòa nhiệt độ’ tự nhiên của Trái đất.

Ngày môi trường thế giới năm 2011 sẽ được tổ chức tại Ấn Độ - quốc gia có diện tích rừng lớn thứ 7 trên thế giới. Trong các hoạt động của WED năm nay, UNEP sẽ tập trung nâng cao nhận thức về tác động nghiêm trọng của nạn phá rừng và suy thoái rừng. Điều này rất cần thiết để bảo vệ nơi sống cho các loài như Voọc Vàng. Nỗ lực hành động của các chính phủ và sự thay đổi nhận thức của cộng đồng trên khắp thế giới sẽ giúp bảo tồn các hệ sinh thái và khuyến khích sử dụng rừng bền vững.

Theo Bee.net
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video