Các nhà nghiên cứu Bệnh viện Mayo (Hoa Kỳ) thông báo về việc dùng thử nghiệm lâm sàng hoạt chất của chè xanh là epigallocatechin galat (EGCG) để chữa ung thư máu (leukemia) giai đoạn đầu và thu được kết quả tích cực.
Chất chiết từ chè xanh có thể trở thành thuốc chữa ung thư máu trong tương lai?.
(Ảnh: Internet).
Việc thử nghiệm xác định rằng các bệnh nhân bị ung thư lympho bào mãn tính (chronic lymphocytic leukemia, vỉết tắt CLL) có thể chịu được khá tốt chất này với liều lượng cao dược bào chế dưới dạng viên nang. Kết quả là số lượng lympho bào đã giảm 1/3 ở những bệnh nhân tham gia thử nghiệm.
Bác sĩ Tait Shanafelt, chuyên gia huyết học của Bệnh viện Mayo, người chủ trì đề tài nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi nhận thấy không những bệnh nhân chịu được chất chiết từ chè xanh với liều lượng cao mà nhiều bệnh nhân còn có sự lùi bệnh CLL ở mức độ đáng kể. Đa số các bệnh nhân lúc bắt đầu nghiên cứu có hạch bạch huyết nở rộng thì ở trên 50% số bệnh nhân, kích thước của hạch bạch huyết giảm”.
CLL là dạng ung thư máu phổ biến nhẩt ở Mỹ. Hiện nay bệnh này chưa có cách chữa. Tuy nhiên có thể chẩn đoán sớm bằng cách thử máu và sau đó phải theo dõi đến khi bệnh phát triển để khẳng định. Các thống kê cho thấy ngay từ khi mới phát bệnh đã ở trạng thái CKK nặng và chết khá nhanh. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng chất EGCG có thể ổn định được bệnh CLL ở khi mới chớm và tăng cường được hiệu quả điều trị khi phối hợp với các biện pháp trị liệu khác.
Nghiên cứu hiện đã chuyển sang giai đoạn hai là thử lâm sàng trên cùng những bệnh nhân nói trên, những người đã từng chịu đựng được liều lượng cao nhất khi tham gia đợt thử nghiệm trước.
Những nghiên cứu lâm sàng này là bước cuối cùng của đề tài kéo dài nhiều năm. bắt đầu từ việc thử chất chiết của chè xanh trên tế bào ung thư tại Phòng thí nghiệm của nhà huyết học Meil Kay, một đồng tác giả của công trình nghiên cứu. Sau khi đã khẳng định được hiệu quả rất cao trong việc làm chết các tế bào bạch cầu ung thư, phát minh đã được thử nghiệm trên tế bào súc vật và cuối cùng trên tế bào người trong phòng thí nghiệm.
Trong đợt thử lâm sàng đầu tiên, 33 bệnh nhân đã tham gia vào 8 nhóm có liều lượng dùng khác nhau qua đường miệng với Polyphenom E, là chất chiết có thành phần chính là EGCG. Liều lượng dùng từ 400 đến 2000 mg, mỗi ngày hai lần. Đợt thử nghiệm chưa kết thúc song kết quả rất khả quan.