Thu hồi khí ga từ rác

Sau hơn hai năm nghiên cứu, TS Nguyễn Quốc Bình, Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TP HCM và các cộng sự nghiên cứu thành công kỹ thuật đốt rác thải thu hồi khí gas.

Với kỹ thuật này, 1kg rác thải sẽ thu được 2,2 m3 khí gas. Theo đó, rác thải sẽ được phân loại để loại bỏ các chất vô cơ, vật liệu không cháy như cát đá, xi măng, kim loại… sau đó băm ra để thích hợp với từng loại lò.

Quá trình đốt kín (không gây ô nhiễm môi trường) từ 750oC – 1.200oC qua các giai đoạn: sấy khô, nhiệt phân, ôxy hóa, khử các tạp chất. Sản phẩm sau khi đốt bao gồm hỗn hợp khí gas như hyđro (H2), cacbonmonoxit (CO), methane (CH4), nitơ (N2), các hợp chất hyđrocacbon cao (khí gas thô) và tạp chất bụi, tro, hắc ín…

TS Bình đang giới thiệu về dây chuyền đốt rác thải thu gas quy mô pilot. Ảnh: V.Ánh

Gas được làm sạch qua các khâu: tách bụi thô, tách nhựa, làm sạch khí axít (khi cần thiết), tách bụi tinh và đưa đi sử dụng. Kết quả kiểm nghiệm khí gas cháy thải ra các chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn khí thải TCVN 5939 – 2005.

Thiết bị cho hệ thống đốt kín này hoàn toàn chủ động bằng vật liệu, thiết bị, công nghệ trong nước (trừ đầu đốt). Hiện TS Bình đang tiến hành các thủ tục để xây dựng hệ thống này cho Công ty TNHH Sông Xanh tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công suất 200 kg rác thải một giờ, với kinh phí đầu tư khoảng 2 tỷ đồng. Ngoài việc đốt chất thải, hệ thống còn cho phép khí hóa các loại phụ phẩm nông nghiệp như trấu, rơm, vỏ cà phê.

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video