Thử nghiệm thành công vắc-xin cúm phổ thông trên người

Công ty công nghệ sinh học Anh-Mỹ Acambis vừa công bố thử nghiệm bước 1 thành công vắc-xin cúm A trên người. Loại vắc-xin này do các nhà khoa học thuộc cơ quan VIB và đại học Ghent tiên phong nghiên cứu có thể bảo vệ cơ thể con người khỏi sự tấn công của các dòng virus cúm A, bao gồm cả các dòng gây đại dịch cúm. Vì thế, sẽ không cần phải tiêm lại hàng năm khi dùng loại vắc-xin này.

Bệnh cúm

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus cúm gây ra. Bệnh đặc biệt rất dễ lây lan và khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Trung bình có khoảng 5% dân số thế giới mắc bệnh cúm hàng năm. Tại Bỉ, mỗi năm có tới 1500 người chết vì cúm mỗi năm. Chỉ riêng ở Bỉ vào những năm xảy ra dịch cúm nghiêm trọng như mùa đông năm 1989-1990 – căn bệnh lấy đi sinh mạng của 4500 bệnh nhân. Hơn nữa, bệnh dịch này vẫn thỉnh thoảng lại bùng phát.

Bệnh do các típ virus cúm khác nhau gây ra và làm giảm khả năng miễn dịch của con người. Trong lịch sử đã có 3 đại dịch cúm xảy ra thế kỉ trước. Đầu tiên là nạn dịch “Cúm Tây Ban Nha” bùng phát vào năm 1918-1919 gây ra ít nhất 50 triệu cái chết trên toàn thế giới. Người ta lo ngại rằng cúm gia cầm H5N1 có thể lây sang người và gây ra đại dịch tiếp theo.

Mỗi năm một loại vắc-xin

Các loại vắc-xin cúm hiện nay đều phải thay đổi mỗi năm để phù hợp các biến thể virus mới. Do đó, vắc-xin cũng phải được phân phối đều đặn hàng năm. Điều này là cần thiết vì cấu trúc bên ngoài của virus cúm biển đổi thường xuyên và gây ra những đợt bùng phát bệnh cúm mới. Chính vì sự biến đổi thường xuyên này, virus cúm có thể trốn tránh kháng thể được tạo ra trong đợt tiêm chủng trước đó.

Ảnh hiển vi điện tử truyền không nhuộm màu (TEM) cho thấy những đặc điểm cấu trúc được phóng to của một virus cúm, hay còn gọi là virion. Thuộc nhóm phân loại Orthomyxoviridae, virus cúm là sinh vật chỉ có một mạch đơn ARN.(Ảnh: Cynthia Goldsmith)

Đó cũng là lý do tại sao mỗi năm chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cúm. Để phòng ngừa hiện tượng lây nhiễm, chúng ta cần được tiêm chủng đều đặn loại vắc-xin tương ứng với dòng virus đang hoành hành. Vắc-xin cúm phổ thông có thể bảo vệ con người suốt cả cuộc đời, giống như loại vắc-xin bại liệt, viên gan B hay sởi; tuy nhiên nó vẫn chưa được phổ biến.

Một mũi tiêm cho cả cuộc đời

Vào những năm 1990, các nhà nghiên cứu VIB phối hợp với Đại học Ghent với sự chỉ dẫn của giáo sư Walter Fiers đã phát minh ra vắc-xin cúm phổ thông. Vắc-xin này tấn công M2e – vùng được bảo vệ của dòng virus cúm A. Khoảng 2/3 dịch cúm theo mùa là do virus cúm típ A gây ra, và tất cả các đại dịch cúm đều là cúm típ A. Do đó, vắc-xin phổ thông dựa trên cơ chế tấn công vùng M2e (còn gọi là vắc-xin M2e) hy vọng có thể ngăn chặn đại dịch. Trước đây, vắc-xin phổ thông đã được thử nghiệm thành công trên chuột và một số động vật thí nghiệm khác. Nó có thể bảo vệ con vật hoàn toàn khỏi ảnh hưởng của virus cúm A mà không gây tác dụng phụ.

Thử nghiệm lâm sàng thành công trên người

Công ty công nghệ sinh học Anh-Mỹ Acambis chuyên nghiên cứu, sản xuất vắc-xin được VIB cấp phép độc quyền sản xuất các loại vắc-xin cúm dành cho con người. Công ty cũng vừa mới hợp tác với VIB trong các nghiên cứu và sản xuất vắc-xin cúm. Trong thử nghiệm mù đôi lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên bước 1 vắc-xin phổ thông (nay còn có tên ACAM-FLU-ATM), độ an toàn và khả năng kích thích phản ứng miễn dịch của vắc-xin đã được đánh giá. Nó cũng đã được kiểm định tại nhiều trung tâm của Hoa Kì trên 79 người tình nguyện khỏe mạnh. Các kểt quả thử nghiệm cho thấy vắc-xin ACAM-FLU-ATM thích ứng rất tốt, kích thích miễn dịch và không có tác dụng phụ đáng kể nào.

Công ty Acambis cũng tiến hành kiểm tra liệu vắc-xin M2 có thể bảo vệ được những con chồn khi bị nhiễm dòng cúm gia cầm H5N1 chết người có tên “Vietnam 2004” hay không. 70% con chồn được tiêm vắc-xin đã sống sót, trong khi những con được điều trị bằng giả dược không chịu đựng được sự tấn công của virus.

Michael Watson, Phó chủ tịch quản trị công ty Acambis – Phòng nghiên cứu và sản xuất, cho biết: “M2e là một trong những phương pháp mới được bàn luận nhiều nhất để sản xuất vắc-xin cúm phổ thông. Có một dữ liệu rất thú vị rằng vắc-xin ACAM-FLU-ATM của chúng tôi có thể kích thích phản ứng của kháng thể M2e khỏe mạnh; do đó vắc-xin có chứa kháng thể M2e sẽ chống lại bệnh cúm gia cầm H5N1. Chúng tôi tin rằng những kết quả này chứng minh chúng tôi đã có một biện pháp đáng để đầu tư nghiên cứu và sản xuất”.

Tương lai hứa hẹn

Tiến sĩ Xavier Saelens và giáo sư Emeritus Walter Fiers chỉ đạo nghiên cứu cơ bản về khả năng chống lại bệnh dịch cũng như đại dịch cúm của vắc-xin. Nghiên cứu cơ bản bao gồm những nghiên cứu hỗ trợ cần thiết cho thử nghiệm lâm sàng bước 2 và bước 3 theo dự kiến. Bên cạnh đó nghiên cứu còn đánh giá lạc quan về hiệu quả của vắc-xin đối với những đại dịch tiềm ẩn do các mầm bệnh nguy cơ cao gây ra ví dụ như cúm gia cầm H5N1. Với sự hợp tác của Acambis, các nhà khoa học hy vọng loại vắc-xin phải tiêm lại hàng năm có thể được thay thế bởi virus cúm phổ thông. Mục tiêu của họ là chỉ cần tiêm chủng hai lần cũng đủ để bảo vệ con người trong một thời gian dài đối với ảnh hưởng của các dịch cúm típ A.

Các ấn phẩm khoa học liên quan

De Filette et al., Vắc-xin 24, 544-551, 2006.
De Filette et al., Virus học 337, 149-161, 2005.
Fiers et al., Nghiên cứu về virus 103, 173-176, 2004.
Fiers et al, Philos T Roy Soc B 356, 1961-1963, 2001.
Neirynck et al., Y học tự nhiên 5, 1157-1163, 1999.
Nghiên cứu được công ty Acambis, Viên y tế quốc gia Hoa Kì, các tổ chức: IWT, FWO, UGent và VIB tài trợ.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video