Thử nghiệm trên động vật có phi đạo đức?

Phát biểu tại hội nghị thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ, một số nhà nghiên cứu ủng hộ việc thí nghiệm trên động vật và cho rằng, chỉ khi không làm nghiên cứu trên động vật mới là phi đạo đức và phải trả giá bằng mạng sống con người.


Một nhà nghiên cứu Trung Quốc tiêm dung dịch thử nghiệm vào một chú khỉ tại phòng thí
nghiệm ở phía Nam thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. (Ảnh AFP)

Stuart Zola thuộc Trung tâm nghiên cứu động vật linh trưởng quốc gia Yerkes, ĐH Emory cho rằng thử nghiệm trên động vật đã tạo ra "những phát triển đáng kể trong nghiên cứu, cải thiện chất lượng sống của con người".

Theo các nhà nghiên cứu, phương pháp điều trị các bệnh như tiểu đường, bại liệt đã được thực hiện thông qua nghiên cứu động vật; động vật hiện cũng được dùng trong nghiên cứu viêm gan, HIV, tế bào gốc và một số bệnh khác.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì quyền động vật tiếp tục gây áp lực đối với những phòng thí nghiệm sử dụng động vật để phát triển thuốc và vaccine, kêu gọi họ ngừng ngay các thí nghiệm và sử dụng những phương tiện khác để phát triển thuốc, phương pháp điều trị.

John Vandenberg thuộc Trung tâm nghiên cứu động vật linh trưởng quốc gia Tây Nam, Texas kể lại rằng, ông từng nhận được nhiều email của bệnh nhân viêm gan C bảo rằng, họ sẽ không dùng thuốc được phát triển nhờ vào thử nghiệm trên tinh tinh. Tuy nhiên "bất cứ loại thuốc nào cho bệnh viêm gan C, nó đều được phát triển với tinh tinh. Thế giới hoàn toàn thờ ơ về nguồn gốc của thuốc và vaccine họ có" - John nói.

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, nghiên cứu trên động vật tại Mỹ được bao trùm bởi hàng loạt nguyên tắc và quy định để đảm bảo rằng, những con vật dùng trong thí nghiệm được đối xử nhân đạo.

Các viện nghiên cứu nhận tài trợ từ liên bang phải có "một chương trình chăm sóc động vật và một ủy ban để xem xét mọi quy trình sử dụng động vật, ngay cả với loài gặm nhấm" - Stuart Zola nói.

Quy trình này sau đó lại được xem xét bởi một hội đồng khác bao gồm bác sĩ thú ý, chuyên gia y khoa và đại diện công chúng và chỉ khi mọi người đều kí tên chấp nhận quy trình thì việc thí nghiệm mới được tiến hành.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video