Thủ phạm gây thảm họa cảng Bari

Trong công cuộc tìm kiếm thuốc chống ung thư, nhiều thuốc chống ung thư nổi tiếng lại bắt đầu sự nghiệp cứu rỗi loài người không phải từ những tác dụng thần kỳ mà lại bắt đầu từ sự chết chóc và những thảm họa. Khí mù tạt là một trong các chất như thế.

Thảm họa cảng Bari

Đây là một thảm họa lớn nhất ở Italia vào những năm 1942-1943. Hồi đó, tại biển Địa Trung Hải, có vô số những con tàu cập bến. Hàng nghìn người vẫn đang mải mê làm việc tấp nập trên bến cảng. Nhưng mọi người sinh sống trên vùng đó không hề biết rằng bến cảng đang ẩn chứa một thảm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đó là con tàu của chủ buôn S.S.John E.Harvey. Con tàu buôn vẫn chở những hàng hoá bình thường như mọi khi nhưng bên cạnh đó là hàng thùng chứa chất độc Yperit mà người ta biết đến dưới cái tên khí mù tạt với số lượng là hơn 1.000 tấn. Tất cả đều không biết ngoại trừ hai người là Harvey và Tổng thống Mỹ Roosevelt. Tổng thống Mỹ ra lệnh cho cất giữ và tràn ngập hy vọng là sẽ giành được vị thế chiến trường khi sở hữu số lượng vũ khí này.

Nhưng chưa kịp thay đổi thì toàn bộ vũ khí này và 16 tàu đang cập bến ở đó bị đánh bom. Vũ khí nổ và toàn bộ lượng chất độc mù tạt đã tràn ngập cảng Bari gây ra một thảm họa khủng khiếp. Hơn 1.000 người đã chết tại chỗ, hơn 800 người bị thương phải nhập viện, 628 người bị bỏng ở mọi cấp độ. Người ta không biết nguyên nhân nào gây chết người ghê gớm đến thế. Họ cất công đi tìm câu trả lời và bí ẩn được khám phá.


Chất độc hóa học mù tạt là thủ phạm gây ra nhiều chết chóc.
(Ảnh: Wapedia)

Một độc chất hóa học kinh điển

Câu trả lời cho bức màn bí ẩn được chôn vùi trong đống đổ nát chính là chất độc hóa học mù tạt. Ngược dòng lịch sử, người ta thấy sự xuất hiện khí mù tạt trên thế giới này không phải từ chiến tranh mà là trong phòng thí nghiệm hóa học, mặc dù nó là một chất độc chiến tranh thế kỷ 20.

Lúc bấy giờ, phát xít Đức đang còn rất yếu về tiềm lực quân sự và đang bị quân đội của Anh lẫn Pháp thôn tính. Nhen nhóm trong đầu một âm mưu giành lại những gì đã mất, muốn lấy lại vị thế trên trường chính trị và quân sự, phát xít Đức luôn tìm cách chế tạo ra nhiều loại siêu vũ khí, càng có sức hủy diệt lớn càng tốt nhằm làm suy yếu thế lực đối phương.

Bằng nhiều thủ đoạn, phát xít Đức đã thu hút và tập trung được số lượng lớn các nhà khoa học, trong đó đáng kể là các nhà y học và hóa học nhằm thiết kế vũ khí hóa học và sinh học. Tất nhiên, những nhà khoa học này không biết được âm mưu đen tối mà phát xít Đức đang sử dụng những thành quả nghiên cứu của họ. Trong số đó có hai nhà hóa học là Lommel và Steinkopf. Họ là hai nhà khoa học đã có công khai sinh lần 2 khí mù tạt với thế giới vào năm 1917-1918. Nó được gọi là chất độc Yperit vì nó đã giành lại chiến thắng cho quân đội Đức ở một thành phố gần Ypres, Đức.

Khí mù tạt nhanh chóng là một chất độc siêu vũ khí, là một chất độc hoàn hảo, theo cách nói của các nhà quân sự. Bởi những gì mà nó gây ra là quá lớn và quá nguy hiểm. Lần giở những trang hồ sơ đen tối của khí mù tạt, người ta thấy danh sách những xác chết, những người bị thương do khí mù tạt gây ra còn cao hơn cả đống hồ sơ thử nghiệm. Chỉ tính riêng từ năm 1914 – 1918, lượng người chết do khí mù tạt là 4.086 người và số người bị thương là 16.526 người, cao hơn tất cả so với những chất độc hóa học lúc bấy giờ.

Khi tiếp xúc với mù tạt hay chất độc Yperit, nạn nhân sẽ bị phồng rộp da, kích thích mắt, mũi, phế quản, sau đó là đau mắt dữ dội. Đường thở bị phồng rộp, bong tróc, nghẹt thở. Nạn nhân bị đau đớn không thể làm được gì, chỉ kêu rên, nằm bẹp trên giường và chờ chết.

Trong cuốn hồi ký của nữ y tá Vera Brittain, sau một thời gian phục vụ những người lính bị nhiễm độc Yperit, người ta thấy hiện lên những hình ảnh đau đớn của Yperit. “Tôi ước là những người đó (nạn nhân bị nhiễm độc) có thể mô tả được những gì đang diễn ra trên cơ thể họ với thế giới. Bất kể là cuộc chiến tranh có ý nghĩa và với mục đích như thế nào thì những tai hại mà nó gây ra là không tương xứng. Giá như họ (những độc tài quân sự) có thể nhìn thấy được những người lính của họ đã phải chịu đựng với mù tạt. Toàn những sự phồng rộp da ghê gớm, mắt bị mù, khắp cơ thể chảy nước, họ chỉ thều thào được rằng hình như cổ họng đang bị đóng lại từ từ. Họ biết, họ sắp chết”. Và quả thật, sau khi nhiễm mù tạt thì chỉ sau 4-5 tuần là những nạn nhân này tử vong.

Thảm họa và y học

Nhưng người ta thật không thể ngờ được kẻ giết người siêu cao thủ, mù tạt lại có thể là một thuốc chống ung thư tốt bậc nhất thủa ban đầu. Có lẽ đó như là một sự hối hận với những gì mà nó đã tàn phá thế giới. Chính tác dụng trị bệnh lại được khơi dậy từ vũng bùn chết chóc, mà ở đây, với mù tạt là sau thảm họa cảng Bari.

Như trên đã nói, ngay sau thảm họa cảng Bari, nhân vật biết rõ nhất về nguyên nhân cái chết, ông chủ Harvey đã bị tử nạn. Thế là không ai biết nguyên nhân vụ chết người hủy diệt. Ngay sau thảm họa, viên trung tá, bác sĩ quân y Stewart F. Alexander, bác sĩ cố vấn của Trung tâm Y tế điều trị tổn thương do vũ khí hóa học tại Allied Force Headquarters đã được điều động để điều tra vụ việc. Alexander vốn là người đã dày công nghiên cứu về khí mù tạt và sự tiếp xúc với chất nitrogen mù tạt. Kinh nghiệm của ông đã nhanh chóng giải mã bí ẩn ở Bari. Sau khi giải phẫu tử thi của 617 người tử nạn, ông đã chứng minh mù tạt chính là kẻ thủ phạm gây ra thảm họa này.

Theo Sức khỏe đời sống
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video