Thủ phạm làm sông Hồng "ốm"

Xuôi dòng sông Hồng vài cây số nữa, nước xuất hiện những váng nước kết tủa, màu sắc và hình dạng như những đám mây ngũ sắc...

>> Đi tìm nguyên nhân sông Hồng "biến sắc"

Như bài viết trước đã phản ánh về tình trạng nước sông Hồng đang bị ô nhiễm nặng đoạn chảy qua tỉnh Lào Cai. Với nỗ lực truy tìm nguyên nhân của sự việc, chúng tôi đã băng ngàn lên thượng nguồn nơi sông Hồng nhập lưu vào đất Việt. Thật đáng tiếc, không chỉ riêng địa phận từ ngã ba sông Nậm Thi đoạn từ Hà Khẩu giáp ranh giữa Việt Nam với Trung Quốc mới xuất hiện những màu đen vẩn đục và những váng nước kết tủa đỏ, xanh vàng, trắng bốc mùi thối, tanh, hôi... mà suốt từ đây ngược lên thượng nguồn hàng trăm km đã xuất hiện hiện tượng trên, thậm chí tình trạng ô nhiễm còn nặng nề hơn nhiều lần so với khu vực TP Lào Cai.

Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Men theo con đường tỉnh lộ quanh co, khúc khuỷu. Từ TP Lào Cai hơn 3 giờ đồng hồ, chúng tôi đã có mặt tại thôn Lũng Pô thuộc xã A Mú Sung (Bát Xát). Tiếp chúng tôi trên căn nhà tuần tra của bộ đội biên phòng A Mú Sung, anh Luật - cán bộ biên phòng cho biết: Nơi đây có suối Lũng Pô chảy ra sông Hồng. Đây được xem là điểm địa đầu của Tổ quốc và người ta thường gọi là nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.

Nếu tiếp tục vượt lên thượng nguồn kể từ ngã ba Lũng Pô và sông Hồng khoảng 20km sang phía Trung Quốc có một nhà máy chế biến tinh bột sắn. Nhà máy này nằm bên bờ sông Hồng và đổ nước thải ra sông. Ngoài ra, xuôi dọc dòng sông đoạn chảy qua huyện Bát Xát, nếu quan sát kỹ thì thấy phía bên kia biên giới có một nhà máy lớn ngày đêm hoạt động. Theo phỏng đoán thì đó có thể là nhà máy đường cồn, họ cũng chế biến sắn để sản xuất cồn, rượu. Nhưng cũng có thể là nhà máy chế biến mủ cao su...


Dòng nước đen ngòm

Theo sự chỉ dẫn của các chiến sĩ Đồn biên phòng A Mú Sung và người dân địa phương, chúng tôi xuôi dòng sông Hồng, đoạn qua xã Bản Vược huyện Bát Xát, cách TP Lào Cai chừng 40km về hướng tây bắc. Đứng trên ngọn đồi cao quan sát, mọi người đều nhìn thấy có một nhà máy công nghiệp lớn, một cột khói lớn bốc lên ẩn sau những cánh rừng cao su ngút ngàn. Theo quan sát của chúng tôi, từ bờ sông Hồng lên đến nhà máy này chỉ khoảng 100m và có một dòng suối đổ ra sông. Nếu quan sát kỹ lưỡng có thể thấy, nước của dòng suối đổ ra sông Hồng một màu đen ngòm.

Ngoài những thông tin trên, các chiến sĩ của Đồn biên phòng A Mú Sung còn cho biết thêm: Trước đây, hoạt động khai thác quặng thổ phỉ từ bên kia biên giới diễn ra mạnh. Một lượng lớn đất thải do hoạt động khai thác được đổ ra bờ sông. Mặc dù nước bạn có thể đã ngăn chặn nhưng vẫn có một lượng quặng kim loại lẫn trong các bãi thải bị oxy hóa, rồi theo dòng nước chảy về hạ lưu.


Váng nước vàng xuất hiện dọc bãi sông Hồng

Rời trạm canh gác thuộc thôn Lũng Pô chúng tôi cùng đoàn Thanh tra Môi trường tỉnh Lào Cai ra vị trí cắm cột mốc số 1 ranh giới giữa nước ta và Trung Quốc. Anh Nguyễn Duy Hùng, trưởng phòng Trắc nghiệm Quản lý tài nguyên nước cầm chiếc máy định vị tọa độ chính xác vị trí chúng tôi đang đứng rồi chỉ về nơi ngã ba con sông Hồng nói rằng: Màu nước ở đây không có gì đáng lo ngại, vì màu đục đặc trưng của sông Hồng vẫn không thay đổi. Ngoại trừ đoạn giao lưu giữa dòng suối Lũng Pô và sông Hồng là có màu trong xanh.

Nhiều váng nước đỏ và bột sắn

Xuôi dòng sông Hồng vài cây số nữa, nước xuất hiện những váng nước kết tủa, màu sắc và hình dạng như những đám mây ngũ sắc... Ngoài ra, trên những bãi cát khô, những chất bột màu trắng còn đóng tảng lại, gắn kết với nhau như bánh đa, đồng thời cũng bốc mùi rất hôi thối, tanh khiến ai hít phải cũng buồn nôn.

Chưa hết. Nước sông Hồng cũng xuất hiện những hiện tượng lạ. Đó là các chất lờ nhờ chảy hòa vào dòng nước với khối lượng và mật độ lớn. Anh Lê Mạnh An, phó phòng Kiểm soát Môi trường tỉnh Lào Cai lấy mẫu nước xét nghiệm đưa vào lọ. Trong nước xuất hiện nhiều chất thải mà theo anh An thì đó là xơ sắn.


Những ống thải từ phía Trung Quốc.

Theo anh Hùng, những váng nước này ứng với màu sắc của những váng nước đã xuất hiện trên địa phận của TP Lào Cai. Anh Hùng cho biết: Ở Lào Cai mấy năm gần đây chưa thấy năm nào mà lượng mưa ít như năm nay, nguồn nước trên đầu nguồn thì bị nước bạn chặn làm thủy điện nên vào mùa này dòng sông trở nên cạn kiệt nguồn nước. Những váng nước đen và vàng ố ngập các bãi sông Hồng không phải là tảo phân hủy mà chính là chất thải của các nhà máy sản xuất sắn bên phía Trung Quốc xả ra, những chất gây ô nhiễm đọng lại làm cho màu nước có các váng màu vàng như vậy. Vào những mùa khác lượng nước sông Hồng dâng lên cao kéo theo những chất thải đó dạt vào bờ và khi nước rút đi, những chất ô nhiễm đó đọng lại trên các dải sông. Theo quan sát của chúng tôi, các váng nước màu vàng ố này cũng xuất hiện bên kia phía bờ của Trung Quốc.

Chất thải và mùi hôi tanh của nước

Cầm chiếc chai nhỏ lấy mẫu nước về kiểm tra nhưng anh Lê Mạnh An thực sự bất ngờ và đã phải thốt lên: Đoạn nước này nước chảy rất lững lờ, màu sắc của nước sông quãng này không được trong mà đã trở nên đục ngầu. Những lớp chất thải được cuộn trôi theo dòng chảy và trôi dạt vào bờ mang theo mùi tanh hôi của những chất bã đã bị phân hủy lâu ngày. Tôi thắc mắc với anh An vì đoạn trước trên thượng nguồn không có hiện tượng này, nhưng sao đến đây mới bị như vậy. Anh An cho hay: Những đoạn trước nước sông sâu và chảy xiết hơn nên đã cuốn trôi các loại chất thải, vị trí này là các vùng quẩn, các loại chất thải sẽ trôi dạt về đây.


Anh Hùng phát hiện chất bột trắng lạ.

Những người trong đoàn đều công nhận mùi hôi tanh của nước với các bã thải đóng thành các lớp màng rất khớp với những gì mà dưới hạ nguồn đang phải gánh chịu. "Dòng sông đều chịu chung một loại chất thải. Bằng cảm quan của người bình thường ta cũng biết rằng nó rất tanh hôi, gây ô nhiễm môi trường, còn mức độ ô nhiễm như thế nào chắc chắn cần phải có sự phân tích đánh giá một cách khoa học", anh An cho biết.

Đi dọc triền sông Hồng, đến mỗi điểm anh Lưu Đức Cường, phó giám đốc Trung tâm Quan trắc Môi trường đều dùng thiết bị thử nồng độ pH của nước. Nồng độ của các điểm đo được đều dao động trong khoảng từ 7,5 - 7,9. Anh Cường cho hay, với nồng độ pH như hiện nay chúng ta không có gì lo ngại lắm. Tuy nhiên, đây là sự thay đổi khá lạ kỳ vì trước đây độ pH trên sông Hồng chỉ nằm ở ngưỡng 7. Cũng theo anh Cường, sở dĩ, nồng độ pH chỉ đạt ngưỡng trên 7 là do sự hòa tan liên tục của nước.

Thủ phạm là ai?

Đi dọc khắp từ thượng nguồn sông Hồng về, theo quan sát của chúng tôi có hàng chục các cống rãnh bên phía nước bạn nhô ra và thải trực tiếp chất thải ra sông Hồng. Chưa biết đó là của nhà máy, xí nghiệp hay của dân cư, nhưng như vậy cũng gây tác động xấu tới nguồn nước sông Hồng.

Theo những người dân hay đi chợ sang Trung Quốc: Những nhà máy chiết xuất tinh bột sắn, nhà máy cồn rượu... đều nằm dọc bờ sông Hồng, có thể đã xả thải ra môi trường. Nhưng tất cả chỉ nằm trong phỏng đoán. Theo anh Hùng thì thật khó có thể kết luận ngay bây giờ.

"Ngay từ bây giờ chúng ta mới chỉ là phóng đoán thủ phạm đầu độc dòng sông Hồng, còn công bố là việc khác. Ngay sau khi xét nghiệm các hoạt chất có trong nước chúng tôi sẽ gửi thông báo đến các cơ quan chức năng", anh Hùng nói.

Theo Bee.net
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video