Beethoven - nhà soạn nhạc thiên tài |
Năm nay doanh nhân Paul mới 68 tuổi, ngẫu nhiên có được hộp sọ này. Năm 1986, ông về Pháp thăm họ hàng và được nghe kể về bảo vật lưu truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình ông.
Khi biết đó là một hộp sọ người, ông ngạc nhiên và hoài nghi. Nhưng khi biết đó là nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven thì sự nghi ngờ trong ông càng tăng lên gấp bội.
Khi ông bác của Paul Kaufmann qua đời, ông được thừa hưởng chiếc hộp sọ gồm 2 mảnh lớn và 11 mảnh nhỏ hơn năm 1990.
Hộp sọ được bí mật trao cho bác sĩ Romeo Seligmann, giáo sử lịch sử y học trường ĐHTH Vienna (Áo) và là một cụ tổ bên ngoại của ông sau khi khu mộ của Beethoven bị khai quật năm 1863.
Chiếc hộp sọ được đựng trong một chiếc hộp kim loại chạm trổ khá tinh vi, đặc biệt có dòng chữ Beethoven ở trên. 6 năm sau, Paul liên hệ với ĐHHT San Jose để xác định nguồn gốc hộp sọ.
Trung tâm nghiên cứu đã có mẫu tóc của nhà soạn nhạc Beethoven, vì thế đó là chứng cứ và cơ sở để tiến hành các thí nghiệm ADN kiểm chứng hộp sọ.
"Đã từng có giả thuyết rằng Beethoven qua đời vì mắc bệnh crohn, một loại bệnh khiến xương và tủy của con người bị sưng phồng lên. Nhưng khi nhìn vào chiếc hộp sọ mà P. Kaufmann mang tới thì chiếc sọ cũng thuộc cỡ bình thường và không có bất kỳ một dấu hiệu nào của căn bệnh này" - William Meredith, Giám đốc Trung tâm quả quyết.
Chiếc hộp sọ của Beethoven không được trưng bày công khai cho công chúng chiêm ngưỡng bởi đây là một di vật linh thiêng và đáng được kính trọng.
Rất còn nhiều nghi ngờ xung quanh cái chết của Ludwig Beethoven như ông bị đầu độc chì khi qua đời, hoặc ông bị một căn bệnh di truyền vì nhiều danh y đã đến chữa trị cho nhà soạn nhạc tài ba này căn bệnh khiếm thính và tính nóng nảy.
Chiếc hộp sọ vẫn còn được các nhà nghiên cứu khoa học ở ĐHTH San Jose nghiên cứu. Khi tiến hành xong, họ sẽ trả chiếc sọ về cho chính quyền Đức hoặc Áo. "Nhưng đó là chuyện của nhiều năm sau này", chủ nhân sở hữu chiếc hộp sọ Paul Kaufmann nói như vậy.