Thực hiện các bước này bạn không lo bệnh tiêu hóa ngày Tết

Ăn uống không đúng bữa, dùng quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, bánh kẹo, rượu bia gây ra các bệnh về tiêu hóa.

Bác sĩ Lê Thuận Linh, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa Quận Thủ Đức TP HCM cho biết trong thời gian Tết ít ai buôn bán nên mọi người thường mua thực phẩm dự trữ dài ngày. Do đó nếu bảo quản không đúng cách, chế biến không phù hợp thực phẩm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, dễ gây ngộ độc thức ăn và các bệnh về tiêu hóa.

Người mắc bệnh về tiêu hóa thường có cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn, nhanh no. Thường xuyên ợ hơi, ợ nóng, ợ chua hay có thể buồn nôn, đau bụng âm ỉ, thở nặng nhọc, đi lại nặng nề hoặc tiêu chảy, táo bón.

Nguyên nhân chính gây tổn hại hệ tiêu hóa

  • Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, ít trái cây và thực phẩm có xơ. Tết là ngày nghỉ nên ít vận động thì dễ chướng hơi, đầy bụng, táo bón.
  • Ăn thực phẩm chế biến sẵn như giò chả, lạp xưởng, xúc xích và các món ăn giàu đạm sinh hơi nhiều dẫn đến chướng hơi đầy bụng.
  • Đồ uống có ga, cồn cao dẫn đến bộ máy tiêu hóa quá tải.
  • Đồ ăn chế biến sẵn không đảm bảo, lên men do bảo quản không tốt, dự trữ không đúng cách làm phát sinh vi khuẩn dễ gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cấp.
  • Chất bảo quản trong thực phẩm chế biến sẵn có thể gây viêm dạ dày, ruột, ngộ độc.
  • Ăn uống không đúng giờ, không điều độ, ăn quá no hoặc để đói quá; thường xuyên thức khuya, lo lắng chuẩn bị Tết rất dễ gây viêm dạ dày cấp, nhất là đối với người có tiền sử bệnh dạ dày.
  • Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, uống bia rượu cũng có thể gây viêm tụy cấp.


Người mắc bệnh về tiêu hóa thường có cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn, nhanh no.

Cách phòng tránh giúp hệ tiêu hóa khỏe

Đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng:

  • Không nên ăn quá no, hạn chế rượu bia nước ngọt.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thức ăn giàu đạm.
  • Ăn thêm sữa chua để tăng cường khuẩn sống có lợi.
  • Có thể dùng men tiêu hóa hỗ trợ.

Táo bón:

  • Uống nhiều nước, đặc biệt buổi sáng ngay sau khi thức dậy.
  • Ăn nhiều hoa quả, rau củ tươi.
  • Có thể ăn thêm các loại hạt, ngũ cốc giàu chất xơ thay thế.

Ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cấp:

  • Mua thực phẩm ở nơi đáng tin cậy để tránh hóa chất bảo quản độc hại.
  • Bảo quản thực phẩm riêng biệt, không để lẫn lộn thực phẩm sống và chín.
  • Không dùng thực phẩm lạ có thể gây dị ứng, ngộ độc.
  • Dự trữ và rã đông thực phẩm đúng cách, không để đồ tươi sống hoặc rã đông quá lâu ngoài môi trường.
  • Tránh ăn các loại chưa nấu chín.
  • Không để thực phẩm ngoài môi trường quá lâu (cả sống và chín).

Viêm dạ dày cấp, viêm tụy cấp:

  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không ăn quá no hay quá đói.
  • Hạn chế thực phẩm giàu đạm, giảm rượu bia, hạn chế thức uống có ga, gia vị.

Các món nên ăn và cần tránh

Không nên ăn:

  • Thực phẩm tự lên men như dưa cải muối, củ kiệu…
  • Thực phẩm chế biến sẵn không rõ nguồn gốc.
  • Hạn chế món chứa nhiều đạm.
  • Hạn chế uống rượu bia, nước ngọt có ga, đặc biệt không uống rượu bia và nước có ga cùng lúc.

Món nên ăn:

  • Hoa quả tươi.
  • Rau củ tươi.
  • Các loại hạt, ngũ cốc ở mức độ vừa phải.
  • Một hộp sữa chua mỗi ngày giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Uống men vi sinh nếu bị đầy bụng, chướng hơi, táo bón, tiêu chảy mức độ nhẹ.


Khi bị đầy hơi, chướng bụng, táo bón: Uống nhiều nước, massage bụng...

Cách xử trí

  • Đầy hơi, chướng bụng, táo bón: Uống nhiều nước, massage bụng, hạn chế thực phẩm nhiều chất béo hoặc chất đạm, ăn thêm các loại khoai củ nhiều xơ và chất bột đường, tăng cường trái cây và rau xanh, ăn một hộp sữa chua mỗi ngày. Uống một cốc gừng nóng có thể làm giảm triệu chứng. Nếu triệu chứng nặng hơn, uống thêm men vi sinh và thuốc làm mềm phân, các men tiêu hóa như neopeptine, amylase giúp sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
  • Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nôn: Uống oresol để bù lượng nước và muối đã mất, tình trạng nặng cần vào viện cấp cứu, không tự ý dùng thuốc cầm nôn hoặc cầm tiêu chảy.
  • Viêm dạ dày cấp: Sử dụng các thuốc có sẵn như phophalugel, gaviscon… để trung hòa dịch vị acid dư thừa.

Bác sĩ Linh khuyên nên ăn uống sinh hoạt điều độ, vừa phải, đảm bảo đủ ba bữa chính một ngày. Dự trữ và bảo quản thực phẩm đúng cách, tranh thủ thời gian tập thể dục tăng cường sức khỏe để hạn chế bệnh tật. Ngày tết các tiệm thuốc thường đóng cửa nên để phòng ngừa tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng, bạn nên chuẩn bị sẵn một số thuốc cho tủ thuốc gia đình như oresol để bù nước; motilium khi đầy hơi, khó tiêu; smecta trị tiêu chảy; men lactobaciilus để tăng cường lợi khuẩn.

Cập nhật: 02/02/2019 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video