Thuốc giảm đau làm giảm sự đồng cảm ở người

Các nhà khoa học cảnh báo thành phần trong thuốc giảm đau có thể làm giảm khả năng cảm nhận nỗi đau của người khác cho dù đó là thể chất hay tình cảm.

Nếu công việc hoặc tâm trạng của bạn tùy thuộc vào cảm giác đồng cảm với người khác thì bạn có thể cần xem xét lại việc dùng thuốc mỗi khi đau đầu. Trong một nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Social Cognitive and Affective Neuroscience, các nhà khoa học đến từ Viện Y tế Quốc gia và Đại học bang Ohio (Hoa kỳ) đã đã miêu tả lại kết quả nghiên cứu có sự tham gia của hơn 200 sinh viên đại học.

Theo đó, acetaminophen có thể làm giảm khả năng cảm nhận nỗi đau của người khác cho dù đó là sự đau về thể chất hay tình cảm. (Acetaminophen là một hợp chất thường được dùng trong các loại thuốc giảm đau cả kê đơn và không kê đơn, là thành phần thuốc giảm đau phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Acetaminophen có trong hơn 600 loại thuốc khác nhau theo Chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng và Hiệp hội sản phẩm Mỹ - Consumer Healthcare Products Association).


Thuốc giảm đau có chứa acetaminophe khiến người ta ít nhạy cảm với nỗi đau của người khác hơn bình thường - (Ảnh: Corbis).

"Chúng tôi không biết lý do tại sao acetaminophen lại có hiệu ứng này, nhưng nó đáng để quan tâm", tác giả Baldwin Way cho biết. "Đồng cảm rất quan trọng. Nếu bạn đang tranh cãi với bạn đời và mới uống thuốc có acetaminophen thì theo nghiên cứu này, bạn có thể sẽ ít hiểu về những gì bạn đã làm tổn thương cảm xúc của bạn đời hơn", nhà tâm lý bang Ohio nói tiếp.

Trong thí nghiệm đầu tiên, 80 người tham gia được yêu cầu uống một chất lỏng. Một nửa số đối tượng nhận phần chứa khoảng 1.000mg acetaminophen. Số còn lại nhận chất lỏng không chứa gì khác.

Sau một giờ đồng hồ, tất cả các đối tượng được yêu cầu đánh giá trải nghiệm đau đớn của các nhân vật trong 8 kịch bản khác hư cấu nhau. Ở một số câu chuyện, nhân vật trải qua chấn thương về thể chất, ở những câu chuyện khác là chấn thương tình cảm. Rốt cuộc, những đối tượng nhận acetaminophen đánh giá nỗi đau của 8 nhân vật kia ít nghiêm trọng hơn so với những người uống giả dược.

Thí nghiệm thứ hai, người tham gia phải chịu đựng tiếng ồn trắng (được tạo ra bằng cách kết hợp nhiều loại âm thanh với tần số khác biệt lại với nhau). Họ được yêu cầu đánh giá sự đau đớn của người khác cũng bị làm phiền bởi các âm thanh khó chịu này. Một lần nữa, những người uống acetaminophen đánh giá nỗi đau của người khác ít nghiêm trọng hơn các sinh viên uống giả dược.

Trong một thử nghiệm xa hơn, người tham gia phải đánh giá một tiểu phẩm trực tuyến liên quan đến từ chối xã hội, họ cũng chia làm 2 nhóm giống như trong thí nghiệm tiếng ồn.


Acetaminophen là một hợp chất thường được dùng trong các loại thuốc giảm đau.

Baldwin Way đánh giá: "Trong trường hợp này, những người tham gia có cơ hội để đồng cảm với những chịu đựng của ai đó, người mà họ nghĩ đã đi qua trải nghiệm đau đớn xã hội. Tuy nhiên, những người uống acetaminophen cho thấy họ giảm sự đồng cảm. Họ không quan tâm đến nỗi đau bị từ chối của người kia".

Các thí nghiệm nói trên được xây dựng trên cơ sở các thí nghiệm trước đó từng xác định vùng não là chìa khóa cho phản ứng đồng cảm của một người. Vùng thùy não trước - nằm sâu trong các nếp gấp giữa mặt trước và bên của não, nơi tâm trí và cơ thể được tích hợp. Nó đóng vai trò quan trọng trong nhận thức của con người, bao gồm cả nhận thức xảm xúc. Một người càng ít cảm nhận đau đớn thì anh ta hay cô ta lại càng ít đồng cảm hơn với nỗi đau của người khác.

"Bởi vì sự thông cảm quy định hành vi tiền xã hội (prosocial behavior: hành vi tự nguyện mang lại lợi ích cho người khác, như giúp đỡ, chia sẻ, quyên góp, đồng hành, tình nguyện...) và hành vi phản xã hội (antisocial behavior: cách ứng xử khiến người khác khó gần gũi với mình), cho nên thành phần thuốc cỏ thể làm giảm đồng cảm dấy lên quan ngại về tác dụng phụ xã hội lớn hơn của acetaminophen", các tác giả lưu ý.

Cập nhật: 19/05/2016 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video