Thụy Điển cấy ghép tử cung từ người mẹ sang con

Đại học Gothenburg của Thụy Điển ngày 18/9 cho biết, hai phụ nữ nước này đã nhận được tử cung mới vào cuối tuần qua, trong ca phẫu thuật cấy ghép tử cung từ mẹ sang con gái đầu tiên trên thế giới, qua đó có thể giúp họ có thể sinh con.

Cấy ghép tử cung còn rất mới mẻ, với một ca thành công đầu tiên được thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011.

“Một trong những người phụ nữ này trước đó đã bị cắt bỏ tử cung sau khi trải qua đợt điều trị ung thư cổ tử cung. Người phụ nữ kia thì không có tử cung bẩm sinh. Cả hai đều ở độ tuổi 30", Đại học Gothenburg tuyên bố.

“Hơn 10 bác sỹ đã tham gia ca phẫu thuật này, được thực hiện mà không có bất kỳ một biến chứng nào. Những người phụ nữ đã nhận được tử cung đang ở tình trạng tốt, nhưng họ khá mệt mỏi sau ca phẫu thuật", Mats Braennstroem, một giáo sư về sản phụ khoa tại trường đại học, và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.

“Những người mẹ đã hiến tặng tử cung đã đứng lên được và đi lại và sẽ có thể trở về nhà sau một vài ngày", ông cho biết thêm.

Braennstroem giải thích tại một cuộc họp báo rằng những người phụ nữ trẻ sẽ phải đợt một năm trước khi cố gắng mang thai.

Sau đó họ sẽ trải qua thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với phôi đông lạnh, bao gồm trứng của mình được thụ tinh với tinh trùng của đối tác trước khi tiến hành cấy ghép.

“Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể biết ca phẫu thuật có thành công hay không vào năm 2014", nếu và khi những người phụ nữ sinh con, Braennstroem nói.

Ông sẽ không dự đoán về cơ hội để những người phụ nữ mang thai, nhưng lưu ý rằng thông thường thụ tinh ống nghiệm mang lại cơ hội thành công từ 25 đến 30%.

Braennstroem nói rằng các tử cung cấy ghép có thể được gỡ bỏ sau khi người phụ nữ “có đến hai đứa con", để họ có thể ngừng sử dụng thuốc giúp cơ thể chấp nhận bộ phận cấy ghép.

Một trong những bác sỹ khác trong nhóm, Michael Olausson, nói rằng các bác sỹ dự kiến những nguy cơ đào thải như thường thấy ở các ca ghép tạng khác, với tỷ lệ khoảng 20%.

Hai người phụ nữ được giấu tên đã được lựa chọn sau một quá trình kiểm tra kéo dải để đảm bảo cô và đối tác của mình phù hợp và khỏe mạnh.

Mẹ của họ trở thành người hiến tặng bởi theo “lý thuyết lợi thế” về việc người hiến tặng là người thân, Olausson nói, và “bởi vì tử cung của họ đã chứng minh được nó có thể mang một đứa trẻ", Braennstroen nói thêm.

Tám phụ nữ khác đang trải qua các thủ tục tại Thụy Điển trong suốt màu thu và mùa xuân.

Braennstroem nhấn mạnh việc cấy ghép này nhằm giúp đỡ các phụ nữ trẻ, những người sinh ra không có tử cung hoặc tử cung bị hỏng, và không có nghĩa là giúp những phụ nữ nhiều tuổi hơn có thêm con cái ngoài thời kỳ sinh đẻ.

Tất cả 10 ứng cử viên đăng ký tại Thụy Điển đều ở độ tuổi 30 hoặc trẻ hơn, “bởi thụ tinh ống nghiệm có cơ hội thành công hơn với những phụ nữ trẻ hơn", Braennstroen nói.

Nhóm nghiên cứu này, bao gồm 20 nhà khoa học, bác sỹ và các chuyên gia, đã làm việc với dự án này từ năm 1999, tiến hành cấy ghép tử cung thành công trên động vật, bao gồm chuột và các loài linh trưởng, khiến chúng sinh con.

Cấy ghép tử cung được cho là đang gây tranh cãi, chủ yếu bởi chúng liên quan đến người hiến tặng còn sống.

Nhóm nghiên cứu ban đầu đã bị Ủy ban đánh giá đạo đức trung ương của Nhật Bản ngăn chặn, nhưng họ đã được bật đèn xanh vào tháng Năm với điều kiện phải thiết lập một ủy ban đặc biệt để giám sát chặt chẽ dự án.

Theo Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video