Tiết lộ bí ẩn vết tích trên những chiếc "mũ đá" tại đảo Phục Sinh

Các chuyên gia mới đây đã tiến thêm một bước trong việc đi tìm lời giải những chiếc "mũ đá" trên đảo Phục Sinh.

Lời giải cho các vết tích bí ẩn trên những chiếc "mũ đá" tại đảo Phục Sinh

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Oregon mới đây đã đưa ra thêm lời giải cho những bí ẩn về chiếc "mũ đá" trên đảo Phục Sinh.

Theo đó, những chiếc "mũ đá" này tượng trưng cho búi tóc của vị tù trưởng. Họ đã thắng trong các chuộc chiến giành quyền lực nên được người dân tôn vinh bằng những bức tượng lớn.

Trong số hơn 1.000 bức tượng (gọi là Moai) trên đảo thì người ta chỉ tìm thấy khoảng 70 chiếc mũ, điều đó cho thấy, "mũ đá" không phải dành cho tất cả mà là "phần thưởng", biểu tượng của quyền lực. Qua nghiên cứu, mỗi chiếc mũ nặng tới vài tấn, làm bằng xỉ núi lửa với màu đỏ đặc trưng. Không những thế, trên phía đỉnh mũ còn có một khối hình trụ cồng kềnh (có tên là Pukao) trông giống như chiếc mũ lông thú của Nga.

Sean Hixon thuộc ĐH Oregon cho hay, các nhà sử học và dân tộc học cho rằng, những chiếc mũ là đồ trang trí. Tuy nhiên, tại những bức tượng lớn nhất, những khối trụ trang trí trên mũ có thể cao đến 2m, nặng tới 12 tấn.

Không ai biết chính xác những khối đặt trên mũ có ý nghĩa gì nhưng chúng được chạm khắc một cách tinh tế và hoàn toàn khác biệt.

Nhiều giả thuyết đã được đưa ra. Trong đó, có người cho rằng, người xưa đã phải tập hợp rất nhiều đá, sau đó dùng thân cây làm con lăn để vận chuyển tới các bức tượng khổng lồ đặt trên những chiếc bệ cao.

Hixon và các đồng nghiệp của ông đã dùng vật lý đơn giản để mô tả lại cách người xưa đưa những bức tượng nặng tới hàng chục tấn lên núi. Chẳng hạn như người xưa đã sử dụng hệ thống ròng rọc hoặc tạo một đường dài tới tòa tháp khổng lồ để dựng các Moai và mũ Pukao cùng một lúc.

Hình dạng thuôn dài sẽ có lợi thế hơn một mặt cắt ngang hình tròn, do đó nó sẽ chặn các Pukao lăn xuống dốc một cách tình cờ. Các chuyên gia phát hiện một vài vết lõm dày khoảng 2cm ở trên mỗi Pukao. Đây được cho là dấu tích của chiếc dây cùng lực kéo của người xưa khi phải kéo chúng trên một đoạn đường dài.

Tuy nhiên không phải Pukao nào cũng có vết lõm đó. Một vài nhà nghiên cứu cho rằng, chính sự xói mòn của thời tiết đã làm thay đổi bề mặt của Pukao và khiến họ khó xác định vết trầy xước này. Các chuyên gia vẫn đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu để tìm ra lời giải cuối cùng cho những bí ẩn tại đảo Phục Sinh - một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video