Tìm hiểu về lịch sử an toàn trên máy bay

đai an toàn đã được xem là một tùy chọn vào năm 1929, nhưng Charles N. Monteith, kỹ sư trưởng tại Công ty máy bay Boeing (BAC) đã đinh ninh rằng nó sẽ là lẽ thường tình. Hai mươi năm sau đó, đai an toàn đã trở nên phổ biến đến nỗi nó xuất hiện trong một bộ phim được công chiếu vào năm 1950 có tựa đề là All About Eve.

Tài liệu tham khảo cho thấy công chúng đã quen thuộc như thế nào với việc buộc chặt người vào ghế máy bay. Dù đai ghế đã phổ biến, song ban đầu việc sử dụng chúng không mang tính bắt buộc trong các chuyến bay công cộng. Năm 1950, nhờ Đại chiến thế giới thứ hai (ĐCTGII) mà rất nhiều tiền bạc và trí lực đã rót cho nghiên cứu hàng không Mỹ.

Ủy ban Y học hàng không Mỹ (CAM, một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư đã cùng chung mối bận tâm về chuyến bay và sinh lý con người) đã được thành lập trong mùa Thu năm 1940 bởi Hội đồng nghiên cứu quốc gia. Trọng tâm của CAM rất đơn giản và cấp thiết: nâng cao tính hiệu quả của các loại máy bay hoạt động trong điều kiện thời chiến cùng tỷ lệ sống sót của phi hành đoàn.


Hành khách được phục vụ ăn uống trên chiếc máy bay Vickers Viscount của hãng hàng không British European thập niên 1950. (Ảnh nguồn: Mary Evans Picture Library).

Trong một bài viết đăng trên tờ New York Times vào ngày 22 tháng 11 năm 1947, ông De Haven đã chế nhạo việc thắt dây là không an toàn. Ông cho rằng đó là tin sai lầm đang phát tán trong công luận khi nó bị xem là “nguy hiểm”, là kết quả của “sự ngu dốt và mê tín”. DeHaven quả quyết “lời quy kết sai lầm rằng dùng đai an toàn sẽ gây ra nội thương khi diễn ra tai nạn có thể phải trả giá bằng mạng sống”.

Ngay sau lời nhận xét của ông DeHaven, nhờ những chiến dịch giáo dục cộng đồng đã xóa bỏ niềm tin sai lầm rằng đai an toàn có thể gây nội thương. Nhưng rồi đột nhiên lại xảy ra một vụ tai nạn hàng không bi thảm. Vào đêm ngày lễ Halloween (31 tháng 10 năm 1950), khoảng 30 người đã lên chiếc máy bay Vickers VC-1 (có tên gọi là Lord St. Vincent) cho chặng bay từ Paris đến London, và rồi 28 người đã tử nạn trong vụ tai nạn thảm khốc.

Chuyến bay của Hãng hàng không British European khởi hành từ sân bay Le Bourget (Paris) lúc 6 giờ 39 phút chiều tối để đến Northolt (London). Khi chiếc máy bay 2 động cơ tiến gần đến London thì sương mù đã khóa chặt nó. Lúc 7 giờ 25 phút tối, phi công, cơ trưởng Clayton đã làm thủ tục với Cơ quan kiểm soát không lưu Uxbridge và được phản hồi là tầm nhìn tại sân bay Northolt nhỏ hơn 50 thước Anh.

Thay vì hạ cánh, cơ trưởng Clayton đã bẻ lái cho máy bay bay đến Heathrow và bắt đầu hạ cánh trên đường băng 28. Còn cách đường băng 400 dặm Anh, cơ trưởng thông báo cho tháp không lưu rằng ông đã thất bại trong việc hạ cánh. Khung gầm thu lại, chiếc máy bay trượt xuống một góc 20 độ với tốc độ trong khoảng từ 80 knot đến 120 knot. Nó trượt hơn 100 feet, rồi nảy lên, bay đi nửa dặm, và cuối cùng đập xuống đất trước khi biến thành quả cầu lửa. Chỉ có duy nhất 1 chiêu đãi viên và 1 hành khách sống sót.

Cuộc điều tra chính thức bắt đầu. Tiến sĩ Donald Teare (người chuyên giảo nghiệm pháp y những cái chết của người nổi tiếng và tai nạn không vận tải) đã dẫn đầu nhóm điều tra. Báo cáo của ông Teare vào ngày 22 tháng 9 năm 1951 được đăng trên Thời báo y học Anh có đoạn: “Nguyên nhân chết tức thì là hơn nửa số nạn nhân có thi thể bị uốn cong bởi đai an toàn”.

Cho rằng những thuyết phục của TS Teare là thiếu sót, các nhân viên CIR nhận nhiệm vụ phải dẹp bỏ khái niệm chết chóc kỳ quặc của ông. Và chính cựu chủ tịch của CAM là Tiến sĩ Eugene DuBois là người giải đáp án. Thời điểm đó, ông DuBois đang là giáo sư danh dự về sinh lý học tại Đại học Y Cornell. Ngày 27 tháng 9 năm 1952, tờ Thời báo y khoa Anh đăng bài viết của GS Dubois có tựa đề “Đai an toàn không hề nguy hiểm”.


Khoang máy bay đổ nát là đề tài ra đời dự án Nghiên cứu thương tật tai nạn (CIR). Dự án này nhận được giải thưởng dịch vụ xuất sắc đối với an toàn bay. (Ảnh nguồn: NASA).

GS. DuBois khẳng định “tác động va chạm chính đã xảy ra ở cánh tay phải khiến hành khách bị văng mạnh sang bên phảiphía bên đó lại có tay vịn cứng và cao hơn đã gây ra chấn thương nặng cho gan và lá lách”. Tuy vậy chính lực trượt dữ dội của máy bay khi hạ cánh mới là thứ kết liễu mạng sống của 28 nạn nhân, khiến cho cả ghế và đai an toàn bị xé toạc ra. Các nạn nhân văng vào những vật nhọn và cứng gây vỡ xương và đứt động mạch chủ. Đai an toàn bị uốn cong không phải là nguyên nhân gây ra tai nạn.

Tiếp thu phản ứng từ những vụ tai nạn hàng không của thập niên 1950, đến năm 1958, quốc hội Mỹ đã thông qua đạo Luật hàng không liên bang. Cuộc đấu tranh tiếp theo về thắt đai an toàn nổ ra ở Mỹ là việc dùng chúng trong xe hơi. Năm 1953, hai ông Hugh DeHaven và Elmer Paul (từ Cảnh sát công Indiana) đã thành lập nên Dự án nghiên cứu thương tật tai nạn xe hơi (ACIR).

Năm 1966, Hugh DeHaven tham gia các lực lượng của TS William Haddon để thành lập nên Cục an toàn quốc gia (NSB). Cuối cùng vào ngày 1 tháng Giêng năm 1968, quốc hội Mỹ đã thông qua Tiêu chuẩn an toàn phương tiện cơ giới, trong đó luật liên bang yêu cầu mọi phương tiện ngoại trừ xe buýt phải lắp đai an toàn ở tất cả các vị trí ghế ngồi được chỉ định. Nhưng cũng phải mất thêm 30 năm nữa thì công chúng Mỹ mới hoàn toàn tuân theo luật.

Các luật an toàn hàng không bao gồm thắt đai an toàn đã được hệ thống hóa kể từ năm 1972 với các bản cập nhật thường xuyên kể từ đó.

Cập nhật: 05/10/2021 Theo antg.cand
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video