Tìm ra bí mật vì sao các tế bào ung thư lại kháng thuốc

Bí mật này sẽ đem lại hy vọng mới cho những bệnh nhân bị ung thư trong tương lai.

Ung thư sở dĩ khó điều trị là vì đó là những tế bào bất tử, liên tục sinh sôi nảy nở, tạo thành các khối u xâm lấn toàn bộ cơ thể chúng ta.

Để phát triển, những khối u này sẽ tự sản sinh ra các mạch máu mới nhằm cướp lấy nguồn cung máu của cơ thể - thứ cung cấp oxi và dinh dưỡng cho nó, để rồi di căn qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu.


Thường là vài tuần, các tế bào ung thư bắt đầu kháng thuốc và tiếp tục phát triển.

Chính vì thế, một trong những phương pháp để điều trị ung thư là sử dụng thuốc (hóa trị) ngăn cho khối u tạo thêm mạch máu. Khi không còn nguồn cung máu nữa, các tế bào ung thư sẽ chết dần chết mòn, và cuối cùng bị tiêu diệt.

Nhưng đó chỉ là lý thuyết! Còn trên thực tế thì sau một thời gian điều trị - thường là vài tuần - các tế bào ung thư bắt đầu kháng thuốc và tiếp tục phát triển. Đó chính là lý do vì sao bệnh nhân ung thư thường chỉ có thể kéo dài sự sống chứ không thể điều trị dứt điểm.

Và nay, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Ung thư tại London (Anh) đã tìm ra lý do vì sao ung thư lại có thể kháng thuốc. Nguyên do là vì: ung thư có khả năng bám, "cướp" lấy các mạch máu sẵn có của cơ thể để tiếp tục phát triển.

Cụ thể hơn, tiến sĩ Andrew Reynolds - chủ nhiệm nghiên cứu cho rằng các khối u khi không được cung cấp dưỡng chất sẽ tự động dịch chuyển, rồi bao vây các mạch máu xung quanh bằng tế bào ung thư.

Ông cho biết: "Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy chi tiết khả năng thích ứng của ung thư với các loại thuốc hiện nay. Nhưng cũng nhờ vậy mà trong tương lai, chúng tôi tin rằng có thể phát triển loại thuốc ngăn chặn hiện tượng này xảy ra".


Các nhà khoa học đã tìm ra lý do vì sao ung thư lại có thể kháng thuốc.

Để có được thành quả này, đội nghiên cứu của Reynolds đã hợp tác với ĐH Toronto (Canada) thực hiện thí nghiệm trên chuột bị ung thư gan. Họ nhận thấy các khối u lúc đầu có xu hướng dừng phát triển khi được điều trị bằng thuốc. Nhưng sau đó, các tế bào ung thư bắt đầu... giở thói cướp bóc, bao vây và lợi dụng các tế bào có sẵn trên gan của chuột.

Theo tiến sĩ Reynolds, hiện đã có một số loại thuốc có khả năng chặn đứng hiện tượng này, nhưng vẫn cần thêm các xét nghiệm trong tương lai để đảm bảo độ hiệu quả và tính an toàn của thuốc.

Đồng thời, các chuyên gia tin rằng, nghiên cứu này không chỉ giới hạn trong điều trị ung thư gan, mà còn ứng dụng được trên nhiều loại ung thư phổ biến khác như ung thư vú, đại tràng, đại trực tràng, thận và phổi.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí National Cancer Institute.

Cập nhật: 11/04/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video